CATALOGUE ORIFLAME MỚI NHẤT

Chào mừng và cám ơn bạn đã đến tham quan Ngọc Thúy Shop – Thương hiệu phân phối mỹ phẩm Oriflame trực tuyến hàng đầu Việt Nam!

Catalogue Oriflame mới nhất

10 nguyên tắc bất thành văn dành cho nữ nhân viên




NgocThuyGroup.com - Trong công sở, nhân viên nữ có nhiều lợi thế: không phải làm những việc nặng nhọc, được mọi người cưng chiều… Bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với nhiều định kiến. Dù không được nêu rõ trong quy định, nội quy nhưng chúng gây ra không ít trở ngại cho phái nữ.

Hãy tìm hiểu 10 nguyên tắc " bất thành văn" dành cho nữ giới sau:

1. Phụ nữ không đạt được lợi ích từ lời nói của mình

Nói chung, đôi khi đàn ông đạt được nhiều lợi ích trong công việc dựa vào những lời hứa, cam kết của mình. Trong khi đó, để được công nhận, phụ nữ phải chịu thách thức và thể hiện khả năng của bản thân.

2. Vẻ bề ngoài có vai trò quan trọng

Một số thống kê cho thấy người xinh đẹp có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Do đó, phụ nữ đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức cho vẻ bề ngoài của mình.

3. Nhân viên nữ thường không nhận được phản hồi cởi mở từ sếp

Sự phát triển nghề nghiệp phụ thuộc vào những phản hồi tích cực, toàn diện từ sếp. Tuy nhiên, sếp nam của nhân viên nữ lại không cởi mở khi cung cấp thông tin đó. Họ cần trực tiếp hỏi anh ấy và những đồng nghiệp khác.

4. Những bà mẹ không được đánh giá cao

Những nhân viên nữ đã lập gia đình và có con thường không được đầu tư để phát triển sự nghiệp cho dù họ có tiềm năng. Các nhà lãnh đạo cho rằng các bà mẹ sẽ vướng bận chuyện gia đình và không thể cống hiến hết mình cho công ty.

5. Phụ nữ phải có mạng lưới quan hệ mạnh mẽ

Đến khoảng giữa của sự nghiệp, việc "bạn biết ai, ai biết đến bạn" là yếu tố quan trọng để nhân viên nữ được thăng chức. Rõ ràng họ không tự leo lên đỉnh cao của quyền lực mà được đẩy lên.

6. Phụ nữ cần nhiều tự tin hơn nam giới để thành công

Nam giới cần tự tin để vượt qua mọi sự cạnh tranh, từ cuộc thi chơi golf đến thời hạn hoàn thành dự án. Nhưng phụ nữ cũng cần mức độ tự tin cao không kém. Theo một thống kê nội bộ, họ sẽ thành công nếu đáp ứng được 100% tiêu chuẩn của công việc trong khi nam giới chỉ cần 60%. Do đó, phái nữ cần tích luỹ nhiều tự tin để đạt được mục tiêu của mình.

7. Phụ nữ chỉ được công nhận khi thể hiện khả năng của bản thân

Nếu muốn được chú ý, phụ nữ phải thể hiện hết khả năng của bản thân, đề nghị nhiều nhiệm vụ hơn, không ngừng xây dựng mạng lưới quan hệ rộng hơn và chủ động đề cập tới thành công của mình với người quản lí.

8. Phụ nữ phải khôn khéo

Nghiên cứu cho thấy người ta thường đánh giá phụ nữ thấp hơn đàn ông dù cả 2 đều yêu cầu mức lương khởi đầu cao. Đàn ông được trao thưởng vì phát ngôn của mình còn phụ nữ được mong đợi với những điều tốt hơn. Để hạn chế điều bất lợi này, phụ nữ phải khôn khéo để cân bằng giữa khẳng định bản thân với tự đề cao bản thân, có căn cứ với độc đoán, giữa thông minh và kiêu ngạo.  

9. Phụ nữ phải chịu đựng sự bất công

Dù phụ nữ chiếm số đông trong công sở nhưng nhiều khi lại không nhận được sự công băng như với nam giới. Họ vẫn chỉ là người ngoài cuộc vì những sự khác biệt.

10. Phụ nữ là "những con ong chăm chỉ", chứ không phải người lãnh đạo tiềm năng

Margaret Thatcher từng nói: "Nếu bạn muốn một điều gì được nói ra, hãy hỏi một người đàn ông. Nếu bạn muốn một thứ gì đó được thực hiện, hãy đề nghị một người phụ nữ". Suy nghĩ đó khiến nữ giới mắc kẹt trong mớ hỗn độn của sự quản lí trong khi nam giới tiến thẳng tới vị trí lãnh đạo. Vì thế, phái nữ nên tránh hì hục làm việc không ngừng nghỉ mà dành thời gian để xây dựng tầm nhìn và chiến lược cho sự nghiệp.

Theo Dân Trí

Bí quyết thành công cho nữ nhân viên




NgocThuyGroup.com - Có một công việc ổn định nhưng để trở thành một “Office Lady” thực sự bạn đã làm được chưa? Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn nổi bật trong văn phòng:

1. Tự tin mình đã đủ ưu tú

Bạn phải mang công việc về nhà để tăng ca và bạn không dám cho người khác biết bởi lo lắng họ cho rằng bạn làm việc kém hiệu quả.

Thực tế: Liệu bạn cho rằng mình là người quá thật thà, mọi người đều nhường lại công việc cho bạn chứ không phải bạn làm việc kém năng suất.

Sách lược: Đầu tiên bạn cần chắc chắn rằng, lượng công việc mình đảm nhận phù hợp cho một ngày. Nếu đúng là như vậy, bạn cần kiểm tra vấn đề của mình xuất hiện ở khâu nào. Nếu là không thì bận cần ghi lại công việc của mình và tìm gặp cấp trên để bàn bạc lại.

2. Không cần so sánh với đồng nghiệp, chỉ cần phát huy sở trường của bạn

Không mỗi cuộc họp, bạn cho rằng im lặng là vàng và cho là người khác thông minh hơn bạn.

Thực tế: Có thể đến một nửa trong số họ có suy nghĩ giống bạn, và một nữa có ý nghĩ ngược lại nhưng điều đó không có nghĩa là họ thông minh hơn bạn nhiều.

Sách lược: Không nên so sánh bản thân với người khác. Cho dù bạn là nhân viên mới, kiến thức và kinh nghiệm chưa phong phú nhưng trong quá trình làm việc sự trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm việc, sự sáng tạo sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng nghiệp vụ của mình, điều đó mới thực sự quan trọng. Tìm ra ưu thế của bản thân, cho mình sự tự tin và khích lệ, phát ngôn của bạn sẽ được đồng nghiệp tiếp thu.

3.  Quên đi những yếu tố khách quan, tránh than phiền, hãy bắt đầu tìm lỗi từ chính bạn

Bạn đánh giá cao năng lực bản thân và hy vọng đồng nghiệp, cấp trên chú trọng mình

Thực tế: Chỉ có những người không tự tin với chính mình mới cần đến sự chú ý của người khác để chứng mình mình.

Sách lược: Bạn thực sự đã làm tốt công việc của mình? Dưới ánh mắt khách quan của người khác liệu bạn đã hoàn thành thực sự tốt công việc được giao? Nếu không phải như vậy, khi tự đề cao hoặc không quá hy vọng vào mình, bạn sẽ phát hiện ra rằng thực tế bạn không cần như vậy cũng được mọi người chú trọng.

4.  Tán dương chính mình

Bạn cảm thấy mình phải cố gắng hết sức mới giành được sự chú ý từ cấp trên.

Thực tế: Chưa chắc đã là như vây, bạn giờ đây không phải là cô sinh viên mà chỉ khi nào có thành tích tốt giáo viên mới chú ý đến bạn.

Sách lược: Nếu bạn mong muốn nhận được sự chú ý của cấp trên, thì bạn cần có kế hoạch cho công việc của mình hoặc cho sếp biết là bạn chăm chỉ làm việc như thế nào; hoặc hãy tự tán thưởng cho chính mình. Nhưng tất cả điều này cần được gắn liền với thành tích công việc của bạn. Đôi khi cấp trên quên mất bạn, vì vầy tự tán thưởng mình và giúp sếp nhận ra giá trị của bạn là điều cực kỳ cần thiết.

5. Nên biết rằng, thành công không phải là do bạn may mắn

Bạn thỏa mãn với tình hình hiện tại, cho rằng mình thật may mắn khi có được công việc này.

Thực tế: Cho dù sự may mắn trong công việc là điều rất quan trọng nhưng nếu bạn không có khả năng nắm bắt cơ hội, thì thành công sẽ khó tìm đến bạn.

Sách lược: Hãy tiếp nhận sự may mắn bạn có được và phát huy hết tiềm năng những cơ hội đó.

6.  Không bao giờ từ bỏ sự trưởng thành

Bạn đã trở thành một nhân viên công sở thực sự, được mọi người tôn trọng nhưng bạn vẫn cho rằng mình giống như cô sinh viên mới tốt nghiệp ra trường ngày nào.

Thực tế: Không nên bị cảm giác này đánh lừa bạn, không thảo mãn với chính mình sẽ giúp bạn chín chắn hơn.

Sách lược: Không sợ hãi trước những việc, vật lạ, không ngừng học hỏi điều này sẽ giúp bạn thành công hơn.

Theo Dân Trí

10 chữ "đừng" và cơ hội thăng tiến




NgocThuyGroup.com - Thăng tiến đó là cái đích hướng tới của bạn khi bắt đầu một công việc. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì lại không phải là dễ. 10 lời khuyên dưới đây giúp bạn định hướng rõ hơn cho kế hoạch thăng tiến trong tương lai của mình.

1. Đừng bao giờ nhận xằng công lao của người khác, nhưng cũng đừng để người khác nhận xằng công lao của mình. Một thái độ trung thực và rõ ràng trong công việc sẽ được bạn bè đồng nghiệp và sếp quý mến. Đồng thời sếp cũng sẽ đánh giá rất cao việc bạn biết cách đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình, vì chỉ khi bạn biết cách bảo vệ quyền lợi của mình bạn mới có thể bảo vệ được quyền lợi cho cơ quan khi được thăng tiến.

2. Đừng cố đỗ lỗi cho người khác. Khi một sự cố, sai lầm xảy ra, việc bạn thành khẩn nhận lỗi và cầu thị sửa sai còn đáng quý hơn nhiều so với việc bạn tìm mọi cách đổ lỗi cho người khác. Việc làm đó cũng xấu ngang hàng với việc bạn ăn cắp công lao của người khác. Dám làm, dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm là đức tính cần có của nhà lãnh đạo. Và đó cũng là yếu tố làm hài lòng nhà quản lý khi đưa ra những cân nhắc thăng tiến.

3. Đừng bịa đặt và thêu dệt chuyện để chống lại những người đang cạnh tranh với mình. Trong cạnh tranh bạn có thể dùng những biện pháp quyết liệt để “loại” đối thủ nhưng biện pháp đó phải trung thực, hợp pháp và hợp tình. Nên nhớ rằng khi bạn dùng "thủ đoạn" để loại đối thủ thì cũng sẽ có ngày ai đó dùng “thủ đoạn” để hạ bệ bạn.

4. Đừng tỏ ra quá thân thiết với sếp, lúc đầu bạn thấy có vẻ việc kết thân này đem lại cho bạn nhiều thuận lợi, nhưng về sau bạn sẽ thấy nó đem lại nhiều phiền toái hơn là ích lợi. Đừng để tình cảm xen lẫn vào công vịêc. Nếu bạn nhìn thấy ai đó đã từng được thăng tiến vì tình riêng, đừng dại gì học theo họ. Đó là sự thăng tiến không bền, một lúc nào đó bạn sẽ nhìn thấy người đó bị “sa cơ” cũng vì tình riêng.

5. Đừng để mình rơi vào những rối rắm của những mối tình nơi công sở. Đó là những tảng băng trôi huỷ hoại con đường thăng tiến của bạn bất cứ lúc nào. Bạn sẽ là tâm điểm của những “búa rìu” dư luận, hay những lời đơm đặt chẳng hay ho gì.

6. Đừng ngại công khai cho sếp và đồng nghiệp biết khả năng và trình độ của bạn. Tự tin với năng lực bản thân cũng khiến sếp và những người trong cơ quan đánh giá cao năng lực của bạn.

7. Đừng ngại kèm cặp và nâng đỡ “đàn em” và những nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm tại cơ quan. Đừng nghĩ rằng cho đi nghĩa là mất, kiến thức và lòng tốt là thứ cho đi càng nhiều ta nhận lại càng lớn. Và cái quý nhất mà bạn nhận được là cảm tình của sếp và mối quan hệ tốt đẹp của các đồng nghiệp.

8. Đừng ngại làm thêm giờ nếu cần: Hãy làm việc bằng lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Khi công việc quá nhiều, đừng ngại phải ở lại cơ quan làm thêm giờ hoặc giải quyết công việc ở nhà. Đừng vội đòi hỏi công lao trong việc làm thêm này cho đến khi nào năng lực của bạn được sếp công nhận.

9. Đừng chơi hay làm những việc vô bổ khi cơ quan có thời gian rảnh. Hãy tận dụng thời gian này để học tập, nâng cao kiến thức bản thân. Sếp sẽ rất hài lòng nếu như trong lúc rảnh bạn thường xuyên bổ túc kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ...

10. Đừng tỏ ra kiêu ngạo khi bạn được đánh giá cao hay đề bạt. Điều đó không có nghĩa là bạn không ý thức được địa vị mới của mình. Bạn cần để mọi người ý thức được điều đó nhưng hãy cố gắng duy trì mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp trước kia. Vì chính sự yêu quý của đồng nghiệp và thủ trưởng là cơ hội để bạn thăng tiến lên nấc thang cao hơn trên con đường công danh sự nghiệp của mình.

Theo Dân Trí

Mỗi người có nhiều loại tuổi




NgocThuyGroup.com - Người Việt rất coi trọng tuổi, vì thế trong tiếng Việt "tên" với "tuổi" thường đi liền. Có điều, loại tuổi mà chúng ta thường hỏi thăm, mừng tuổi trong dịp đầu xuân chỉ cung cấp rất ít thông tin liên quan đến sự biến đổi về tố chất của con người. Trong khoa học còn sử dụng nhiều loại tuổi khác.

Tuổi thời gian

Thứ tuổi chúng ta thường hỏi thăm nhau hằng ngày, khoa học gọi là "tuổi thời gian", ký hiệu là CA (Chronological Age), chỉ thời gian một con người đã sống, tính từ khi sinh ra trên đời. Tuổi này cũng có thể gọi là "tuổi hành chính", vì được sử dụng trong các thứ giấy tờ như giấy khai sinh, chứng minh thư, hộ khẩu... Tuy nhiên, loại tuổi này không phải lúc nào cũng tương xứng với trình độ phát triển của con người trên các phương diện, do đó trong một số lĩnh vực khoa học như sinh học, y học, tâm lý, giáo dục, xã hội học... người ta còn sử dụng những loại tuổi khác.

Tuổi sinh lý

Tuổi sinh lý phản ánh mức độ phát triển của con người về mặt sinh lý. Các kết quả quan sát và nghiên cứu cho thấy ở vùng nhiệt đới, ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng tốt, tốc độ phát triển về sinh lý thường sớm hơn độ tuổi thời gian. Còn ở vùng hàn đới, những nơi có điều kiện dinh dưỡng kém và những người mắc một số chứng bệnh mạn tính, tốc độ phát triển về sinh lý thường tụt hậu so với thời gian. Ví dụ, trong số những bé gái 10 tuổi, một số em đã có kinh nguyệt, trong khi ở một số khác lại chưa có những đặc trưng về mặt giới tính. Tốc độ phát triển về sinh lý của con người phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, chế độ dinh dưỡng, các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội... Nói chung, sự phát triển của con người về mặt sinh lý thường không đồng bộ với thời gian sống. Vì vậy không thể coi "tuổi sinh lý" và "tuổi thời gian" là giống nhau.

Tuổi trí lực

Trong giáo dục, người ta sử dụng chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quetidient). IQ thực chất là loại "tuổi trí lực" - MA (Mental Age), vì nó phản ánh trình độ phát triển về trí lực của con người.

Nói cụ thể hơn, chỉ số IQ được tính toán dựa trên "mức phát triển tiêu chuẩn", tương ứng với từng độ tuổi. Thí dụ, một em bé 10 tuổi trả lời đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm - được coi là chuẩn mực về phát triển trí lực của trẻ 10 tuổi - thì sẽ có IQ = 100. Nếu đó là em bé thông minh khác thường, không những trả tốt các câu hỏi dành cho 10 tuổi, mà còn trả lời đầy đủ những câu hỏi của tuổi 12, thì sẽ có chỉ số IQ = 120. Ngược lại, một em bé 10 tuổi không có khả năng trả lời đúng tất cả câu hỏi của độ tuổi mình, mà chỉ trả lời đúng những câu hỏi của trẻ 8 tuổi, thì IQ khi đó bằng 80.

Các số liệu trắc nghiệm trong nhiều năm cho thấy, đại đa số dân chúng có số trí lực trung bình, tức là IQ xấp xỉ bằng 100; khoảng 18% có IQ cao hơn trung bình (110 - 119) và 15% có IQ thấp hơn trung bình (80 - 89). Những người có IQ từ 120 trở lên được xem là thông minh đặc biệt; còn IQ thấp hơn 70 thì xếp vào loại trí lực chậm phát triển, thấp hơn nữa là các dạng khuyết tật trí lực... Tuy nhiên, tuổi trí lực hay IQ chỉ phản ánh tương đối đúng về khả năng theo học trong các trường phổ thông, mà chưa thể phản ánh đầy đủ mức độ thông minh thực sự, cũng như năng lực tiềm ẩn trong một con người.

Tuổi tâm lý

Loại thứ 2 là "tuổi tâm lý". Tuổi tâm lý bao quát cả tuổi trí lực; nó phản ánh những đặc trưng tâm lý của con người theo từng độ tuổi. Các chuyên gia tâm lý cho rằng cuộc sống tâm lý của con người có giai đoạn chính: tuổi ấu thơ, tuổi trước mẫu giáo, tuổi mẫu giáo, tuổi đi học, tuổi vị thành niên, tuổi trung niên và lão niên. Mỗi một thời kỳ đều có những đặc trưng nhất định về mặt tâm lý. Ví dụ, trong độ tuổi mẫu giáo, hoạt động tâm lý ở trẻ nhỏ thiên về trực giác, tuổi thanh xuân nhiều mơ mộng, tuổi lão niên thường hoài cổ...

Tuổi xã hội

Tuổi này phản ánh về năng lực xử sự và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xã hội của mỗi con người; cũng có thể gọi là trình độ xã hội hóa của con người. Tuổi xã hội phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hóa, sự từng trải, kinh nghiệm sống và mức độ thành thục về phương diện tâm lý. Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường thấy có một số em mới ít tuổi mà xử thế đã rất lão luyện, thích ứng rất nhanh với những biến động trong xã hội; trong khi đó có một số người tuổi đã lớn mà cư xử như trẻ con, đối với những sự việc diễn ra trong cuộc sống vẫn ngô nghê như "gà công nghiệp".

Tuổi tổng hợp

Từ thời xa xưa, người phương Đông thường sử dụng một loại tuổi khác, có thể gọi là "tuổi tổng hợp", vì bao gồm sự phát triển con người về trí lực - tâm lý - xã hội, đồng thời còn đề cập tới những mục tiêu cụ thể, trong từng giai đoạn.

- Giai đoạn 1: "Thập hữu ngũ nhi chí vu học" - nghĩa là 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học; nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.

- Giai đoạn 2: "Tam thập nhi lập" - 30 tuổi lập thân, lập nghiệp - đã trụ vững, có nghề nghiệp, việc làm, có khả năng nuôi sống bản thân và gia đình, đã xác định vị trí của mình trong xã hội.

- Giai đoạn 3: "Tứ thập nhi bất hoặc" - 40 tuổi không còn mê hoặc, đến tuổi này thì đã chín chắn, lịch duyệt; có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ (bất hoặc).

- Giai đoạn 4: "Ngũ thập nhi tri thiên mệnh" - 50 tuổi thì biết rõ sứ mệnh của mình; đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.

- Giai đoạn 5: "Lục thập nhi nhĩ thuận" - 60 tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn - nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ); không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực mình.

- Giai đoạn 6: "Thất thập nhi tòng tâm sử dục, bất du cửu" - Tới tuổi 70, cổ lai hy thì đạt đến cảnh giới đắc đạo tâm tính và đạo đã hợp nhất, mọi thứ đã thành bản năng nên nghĩ gì hay làm gì cũng đều hợp đạo, chẳng vi phạm phép tắc (bất du cửu = không vượt ra ngoài quy tắc).

Sáu giai đoạn cuộc đời do Khổng Tử đặt ra đã khái quát đầy đủ sự phát triển của con người theo thời gian - trên tất cả phương diện. Có thể nói, đó là một mô hình lý tưởng về sự phát triển đồng bộ - hài hòa - toàn diện của con người cùng với thời gian. Có lẽ chính vì vậy, cho dù hiện tại trong khoa học đã xuất hiện nhiều loại tuổi, mà chúng ta vẫn thích sử dụng đến loại tuổi này.

(Theo SK&ĐS)

Nhiet huyet va long trac an




NgocThuyGroup.com - Đối với các nhà lãnh đạo, chỉ khơi dậy lòng nhiệt thành ở nhân việc thì đã đủ chưa?

Khi bàn về việc lãnh đạo, sự nhiệt huyết được nhắc đến thường xuyên nhưng đa số được diễn đạt một cách trừu tượng như là “nhiệt huyết với công việc”, “nhiệt tình với kết quả đạt được”.

Ngược lại, lòng trắc ẩn thường bị xếp ở phía sau. Nó được coi như một thuộc tính “có thì tốt”, nhưng hiếm có nhà lãnh đạo nào công khai nói về điều này trước công chúng.

Thực tế, nếu bạn muốn mang lại cho mọi người sự nhiệt tình, chẳng hạn bạn sử dụng nó như đòn bẩy để tập hợp nhóm làm việc của mình nhằm giành được những kết quả lâu dài, thì bạn cũng phải làm điều tương tự với lòng trắc ẩn.

Đó là việc nhìn nhận và thể hiện niềm tin của bạn đối với điều mà mọi người quan tâm.

Trong bài viết này, có một số gợi ý về việc phát triển và làm nổi bật cả hai đặc tính tiêu biểu trong phong cách lãnh đạo của bạn cũng như trong nhóm làm việc.

Để duy trì sự nhiệt huyết

Đặt ra mục tiêu lớn. Những người yêu thích công việc thường có mong muốn chiêm ngưỡng những thành quả mà họ đã đạt được.

Bằng việc đặt ra một mục tiêu lâu dài, bạn sẽ thúc đẩy những người có động lực làm việc cố gắng hết sức mình. Sự theo đuổi mục tiêu này cũng sẽ rất phù hợp với niềm đam mê của họ.

Khơi gợi được ngọn lửa. Thường xuyên đưa ra những góp ý để mọi người biết họ đang đứng ở đâu.

Khi họ đi chệch mục tiêu, hãy chỉ cho họ đường quay lại. Như vậy, họ có thể đem sự nhiệt huyết vào việc giúp cả đội cùng đạt được mục tiêu.

Đánh giá kết quả. Những người nhiệt huyết luôn mong muốn được biết điều họ làm có ý nghĩa như thế nào. Hãy chỉ cho họ thấy rằng họ đang làm những việc đem lại lợi ích đối với mục tiêu.

Và với bất cứ cách đánh giá nào, hãy công bố công khai điều đó.

Để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn

Hướng dẫn thường xuyên. Quản trị là quá trình giúp người khác tiến đến thành công, cụ thể hơn là đưa họ tới vị trí mà họ có thể thành công.

Đặt con người lên trên hết. Hãy tìm cách để biến khái niệm này thành hành động. Đặt ra những chính sách quản trị nhân sự thân thiện đối với những trường hợp nghỉ ốm, nghỉ sinh con hay chăm sóc người già.

Hãy cho họ những chỉ dẫn. Đó là điểm mà ở đó lòng trắc ẩn cũng giống với việc “khơi dậy ngọn lửa nhiệt thành”.

Cân nhắc những lịch trình linh hoạt. Tìm cách thu xếp với những người muốn làm việc bán thời gian, ví dụ những nhân viên có con nhỏ.

Ủng hộ sự tự nguyện. Hãy cho mọi người biết rằng tổ chức của bạn sẽ cống hiến thời gian và sức lực đối với những hoạt động đành cho cộng đồng.

Có thể đó là hoạt động dành cho trường học địa phương, nhà tình nghĩa cho những người không nơi nương tựa hay một số hoạt động trợ giúp khác.

Một vài tổ chức còn tặng tiền cho những người cam kết gắn bó với tình nguyện cộng đồng.

Tuy nó thật tuyệt vời, nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được. Điều bạn có thể làm đôi khi chỉ đơn giản là nhận ra nhu cầu của cộng đồng và cam kết để thực hiện nó.

Sự nhiệt huyết thường xuyên là chủ động. Đó chính là sự hăng hái mà chúng ta cảm nhận được khi chúng ta làm những điều chúng ta thích và khi chúng ta nhìn thấy những ảnh hưởng tích cực của nó lên cả đội và chính bản thân chúng ta.

Ngược lại, lòng trắc ẩn phải được nuôi dưỡng từ bên trong. Tuy nhiên nó sẽ không thể gây ra ảnh hưởng cho đến khi bạn tác động lên người khác.

Sẽ không phải là lòng trắc ẩn nếu như bạn không bao giờ làm bất cứ điều gì cho bất cứ ai. Lúc này, tinh thần trách nhiệm là rất quan trọng đối với cả sự nhiệt tình và lòng trắc ẩn.

Điều đó có nghĩa là bạn phải thúc đẩy nhưng những người nhiệt tình luôn gắn bó với thành quả mà họ đã cố gắng đạt được.

Và bạn cần bày tỏ lòng trắc ẩn bằng cách trách nhiệm thực thi những lời cam kết đối với nhân viên.

Vai trò của sự nhiệt tình và lòng trắc ẩn trong tổ chức của bạn là gì?

Và nếu chúng có vai trò nào đó trong công ty, thì bạn muốn vai trò ấy sẽ được thể hiện như thế nào?

NgocThuyGroup.com sưu tầm

Duy tri lua nhiet tinh cong viec




NgocThuyGroup.com - Là nhà lãnh đạo, thay vì chỉ lập ra những bản kế hoạch mang tính thuyết phục về mặt lý trí, tại sao bạn không tìm cách thu phục được nhân tâm của cấp dưới.

“Đắc Nhân Tâm”: khơi dậy lửa nhiệt tình cống hiến

Một bản kế hoạch có thể được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, với những phân tích chặt chẽ và luận cứ thuyết phục – nhưng nếu chỉ có thế thì chưa thể đảm bảo bản kế hoạch này sẽ được hoàn tất suôn sẻ tới cùng. Bởi ngày qua ngày, khi khó khăn dần dần tăng cao thì lòng nhiệt tình, niềm đam mê cống hiến của mọi người dành cho bản kế hoạch đó sẽ giảm đi trông thấy.

Hay theo như cách nói của John P. Kotter – giảng viên trường Kinh doanh Harvard (HBS) kiêm chuyên gia hoạch định đường lối lãnh đạo – đã nhận định: Là nhà lãnh đạo, thay vì chỉ lập ra những bản kế hoạch mang tính thuyết phục về mặt lý trí, tại sao bạn không tìm cách thu phục được nhân tâm của cấp dưới, để từ đó duy trì được sự chuyên tâm tới cùng của mọi người đối với dự án, cho dù có khó khăn đến như thế nào đi chăng nữa?

“Trong thế giới hỗn độn ngày nay, để duy trì được niềm say mê cống hiến cho sự thành công của công ty, mọi doanh nghiệp đều cần hơn một ý thức hệ. Nhưng chỉ ý thức hệ không thôi thì chưa thể là chìa khóa vạn năng mở mọi cánh cửa, bởi thương trường luôn ẩn chứa những cơ hội, song hành cùng vô vàn thách thức (lĩnh vực CNTT là một ví dụ sinh động).”

“Chính vì vậy, chúng ta cần phải ứng phó với tình hình hết sức linh hoạt và khôn khéo. Ẩn chứa sâu xa sau niềm say mê cống hiến chính là hệ cảm xúc, được cấu thành bởi một ý chí sắt đá luôn tiến về phía trước, giành được chiến thắng và phải hành động ngay lập tức” - như Kotter đã viết trong cuốn sách “Niềm say mê cống hiến” (A Sense of Urgency, NXB Harvard Business Press).

Sau quá trình tiến hành nghiên cứu, Kotter đã đưa ra kết luận trong cuốn sách mang tên “Yếu tố căn bản của sự thay đổi” (The Heart of Change): “Dưới tác động của những yếu tố góp phần thay đổi hành vi, bao gồm việc đưa ra cảnh báo hay thúc giục cấp dưới gần như ngay lập tức phải nhanh chóng hướng tới các nhiệm vụ quan trọng, họ sẽ có được động lực tìm tòi sáng kiến trong công việc, hoặc kết hợp chúng với sáng kiến của những thành viên khác trong nhóm”.

“Từ đó, mỗi ngày qua, bất chấp mọi trở ngại, mọi thành viên sẽ cùng hướng tới một mục tiêu tham vọng hơn nữa. Tất cả đều phấn đấu cho sự tiến bộ, đồng thời biết sắp xếp lại các hoạt động có hiệu quả thấp để ưu tiên quỹ thời gian cho những mục tiêu quan trọng hơn. Chắc chắn, những cung bậc cảm xúc này có tác động mạnh mẽ hơn những hô hào về mặt lý trí rất nhiều”.

Qua đây, có thể thấy, Kotter đã trình bày một quan điểm hết sức mới mẻ mà chưa sách báo hay bài giảng nào đã từng đề cập tới.

Theo Kotter, đã qua rồi cái thời “những nhà lãnh đạo kiệt xuất là người thuyết phục được lý trí của người khác”. Từ lâu, người ta quan niệm rằng “nhà lãnh đạo kiệt xuất phải là người thu phục được cả con tim và khối óc của cấp dưới.” Và phải lưu ý rằng, nhà lãnh đạo trước hết phải tìm đường đến được với con tim rồi mới có thể thu phục được lý trí của cấp dưới.

Chính vì vậy, trong cuốn sách mới của mình, Kotter đã đề cập khái quát bốn cách thức tạo ra “niềm say mê cống hiến bất biến” – yếu tố thúc đẩy sự phát triển của mọi doanh nghiệp.

Kotter lập luận rằng: “Chỉ dựa vào những luận cứ không thôi, nhà lãnh đạo chưa thể làm sống dậy niềm say mê cống hiến cần thiết cho sự thay đổi thật sự về mặt cơ cấu trong doanh nghiệp hay tổ chức của mình”.

“Trên cương vị lãnh đạo, bạn phải truyền được lửa nhiệt tình vào con tim của cấp dưới. Đừng chỉ nhập những kế hoạch vào bản Powerpoint khô khan, thay vào đó, hãy kể cho họ một câu chuyện”.

Nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý đã cho thấy: Não bộ của chúng ta có khả năng tiếp nhận những câu chuyện hơn là các bản trình chiếu PowerPoint hay những tư duy trừu tượng. Bất kỳ luận cứ nào cũng sẽ dễ đi vào lòng người hơn, nếu được truyền đạt thông qua các câu chuyện với những tình huống cụ thể và chúng ta sẽ nhớ những câu chuyện đó lâu hơn các bản trình chiếu khô khan cùng hàng mớ dữ liệu phân tích.

“Nâng cao lửa nhiệt tình cống hiến” chính là bước đầu tiên trong mô hình tám bước nổi tiếng mà Kotter đã đề cập tới trong cuốn sách có tựa đề “Hướng tới sự thay đổi” (Leading Change). Tuy nhiên, Kotter cũng nhấn mạnh rằng đây là bước đầu tiên, nhưng lại là nhiệm vụ gian nan nhất. Khó khăn là vậy, nhưng nếu bỏ qua bước đầu tiên quan trọng bậc nhất này thì các sáng kiến cho dù có xuất sắc và đầy tính thuyết phục đến đâu cũng đều bị chôn vùi vào dĩ vãng.

Vào thời điểm khi hầu hết các tổ chức đều nhận ra rằng: Sự thay đổi không chỉ là yêu cầu của một giai đoạn nhất thời mà là một quá trình nỗ lực lâu dài, không ngừng nghỉ thì Kotter đã chỉ ra lý do vì sao mọi tổ chức không thể mãi đứng yên, và tại sao lửa nhiệt tình cống hiến của mọi thành viên phải trở thành yếu tố cốt lõi và bền vững cho sự phát triển của tổ chức đó.

Thế nhưng, Kotter cũng không quên cảnh báo các tổ chức phải hết sức tỉnh táo để phân biệt đâu là lòng nhiệt tình đúng mực và đâu là nhiệt tình mù quáng. Lòng nhiệt tình mù quáng là sự điên cuồng, không dứt khỏi cơn hoảng loạn và thậm chí dẫn đến cạn kiệt sức lực.

Trong khi, lòng nhiệt tình đúng mực luôn là sự kiên định, không dễ bị lung lay, luôn hành động có chủ đích, đầy nhiệt huyết và không gây ra bất kỳ tổn hại nào về mặt thể chất lẫn tinh thần. Lòng nhiệt tình sẽ là động lực khích lệ chúng ta luôn nỗ lực phấn đấu cho sự tiến bộ.

Sự tự mãn và chối bỏ chính là hai kẻ thù số một bóp chết lòng nhiệt tình.

Trong cuốn sách của mình, Kotter đã diễn giải:

  • Làm thế nào người lãnh đạo có thể đưa những đề xuất của mình vượt ra khỏi khuôn khổ của một bản kế hoạch kinh doanh, để vượt qua mọi nỗi sợ hãi và bực tức có thể làm phương hại tới lòng nhiệt tình.
  • Làm thế nào người lãnh đạo tạo ra sự thay đổi thông qua mọi hành vi và cử chỉ của họ thay vì chỉ thông qua lời nói đơn thuần.
  • Làm thế nào người lãnh đạo có thể chế ngự lửa nhiệt tình của cấp dưới, không để nó phát triển tới mức thái quá, ngay cả khi nỗ lực của họ đã thu được một chút thành công ban đầu.

Đó là quan điểm của Kotter về lòng nhiệt tình trong công việc. Còn bạn thì sao, bạn có nghĩ đây là thời điểm cấp thiết để áp dụng điều đó chưa?

- Bài viết của Sue Bushell trên HBS In the New -

Như Nguyệt dịch

Tao dung va duy tri dong co lam viec




NgocThuyGroup.com - Nhân viên thiếu động cơ làm việc không phải không có trong doanh nghiệp. Nếu la cà ở các quán nhậu, tình cờ bạn có thể nghe thấy rất nhiều hình thức phàn nàn của nhân viên về “sếp” như quan liêu trong công việc, thiên vị đối xử với nhân viên cấp dưới, không có tầm nhìn rõ ràng về định hướng phát triển của công ty… Bạn có thể tin chắc rằng những phàn nàn trên đều được phát ra từ những nhân viên đang thiếu động cơ làm việc. Thế nhưng nếu người ấy có chuyên môn giỏi thì sao đây? Bằng cách áp dụng những biện pháp sau, lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn có thể giúp đỡ các nhân viên tìm lại nguồn cảm hứng và đóng góp được năng lực nhiều hơn vào quá trình phát triển của doanh nghiệp.

1, Làm gương: Sự tận tâm với công việc phải xuất phát trước tiên từ đội ngũ lãnh đạo. Chỉ có vậy thì đội ngũ nhân viên mới theo gương. Sự tận tâm còn thể hiện ngay cả trong trường hợp người lãnh đạo phạm phải sai lầm trong công việc bằng cách thẳng thắn thừa nhận và cố gắng khắc phục cho được.

2, Đề cao tính kỷ luật nhưng vẫn khuyến khích tính linh hoạt, sáng tạo trong công việc. Kỷ luật khi được áp dụng như là tác nhân bào mòn sự tận tâm làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tích cực, đây chính là những nguyên tắc quan trọng tạo dựng và đảm bảo sự ổn định trong môi trường làm việc. Chỉ những nội quy, kỷ luật không rõ ràng mới làm mất dần nhiệt huyết của đội ngũ nhân viên. Quán triệt những nguyên tắc cơ bản, doanh nghiệp cũng cần tạo một mức độ tự do nhất định để loại bỏ sự nhàm chán, khuyến khích tính linh hoạt, sáng tạo của nhân viên.

3, Thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên cấp dưới. Thái độ quan tâm lẫn nhau giữa các đồng nghiệp cần được phát huy vì đó là một bộ phận quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự quan tâm của lãnh đạo giúp các nhân viên ý thức rõ được những gì lãnh đạo doanh nghiệp đang kỳ vọng ở họ và nguyên nhân của sự kỳ vọng ấy.Động lực làm việc của họ nhờ đó được thường xuyên duy trì và phát triển.

4, Ăn mừng mọi chiến thắng. Ghi nhận những thành tựu mà nhân viên đạt được là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp khơi dậy động lực làm việc của nhân viên. Lãnh đạo doanh nghiệp nên khéo léo phân chia khối lượng công việc thành nhiều hạng mục nhỏ để tạo ra nhiều dịp ăn mừng sau khi mỗi hạng mục nhỏ được hoàn thành. Những sự kiện này không nhất thiết phải được tiến hành một cách hoành tráng, nhưng dù nhỏ vẫn cứ tạo được sựtự tin cần thiết cho đội ngũ nhân viên. Đây cũng là những dịp rất tốt để các nhân viên được tự do bày tỏ tình cảm để có cảm giác gắn bó hơn với doanh nghiệp.

5, Đề cao vai trò của nhà lãnh đạo. Là lãnh đạo doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn cách giao tế phù hợp với vị trí của mình. Đối với những nhân viên cấp dưới, đặc biệt là những người mới tuyển, hình ảnh của nhà lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện chính thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cách khác, nhân viên sẽ cảm thấy yên tâm hơn được thôi thúc làm việc hơn khi họ thấy mình lên một con tàu đang được một thuyền trưởng tài năng chèo lái.

6, Xây dựng môi trường làm việc lạc quan, vui vẻ. Thu nhập dù có cao cũng chưa chắc nuôi dưỡng được động lực làm việc nếu nhân viên luôn ở trong môi trường làm việc “căng như dây đàn”. Động lực làm việc chỉ được nuôi dưỡng tốt nếu các nhân viên thường xuyên trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ và được thường xuyên trao đổi với lãnh đạo cùng các đồng nghiệp trong cơ quan

Theo báo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần

Về đầu | Liên hệ | Gia nhập Oriflame | Thông tin về Ngọc Thuý Group | Thông tin về Oriflame Việt Nam

NGỌC THUÝ GROUP

193/54 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3, Tp. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (08) 6299 1925

Mobile: 0909 502 656

Email: mariathuydo@yahoo.com

www.NgocThuyGroup.com | www.NgocThuyShop.com | www.MyPhamOriflame.vn

Ngoc Thuy Shop map - Ban do duong di toi Ngoc Thuy Shop

© 2008 – 2010 Bản quyền thuộc về Ngoc Thuy Group

Lưu ý quan trọng
: Khi phát lại thông tin từ website này, vui lòng ghi rõ: "Nguồn: NgocThuyGroup.com"

Related Posts with Thumbnails
 
Về đầu trang