CATALOGUE ORIFLAME MỚI NHẤT

Chào mừng và cám ơn bạn đã đến tham quan Ngọc Thúy Shop – Thương hiệu phân phối mỹ phẩm Oriflame trực tuyến hàng đầu Việt Nam!

Catalogue Oriflame mới nhất

Một tầm nhìn chiến lược




NgocThuyGroup.com - Cứ vào đầu tháng chín một năm học mới lại bắt đầu, ươm mầm cho biết bao hoài bão của học sinh cùng các bậc cha mẹ. Năm học 2008-2009 này đặc biệt hơn những năm trước đó vì là năm đầu tiên ngành giáo dục có chủ trương phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi.

Có người ngạc nhiên là sao không "thừa thắng xông lên" tiến lên phổ cập các bậc cao hơn mà lại lo phổ cập "ngược" xuống trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên nếu suy nghĩ kỹ sẽ thấy lo cho trẻ 5 tuổi được phổ cập giáo dục là một tầm nhìn chiến lược, hết sức đúng đắn.

Câu "dạy con từ thuở còn thơ” của ông bà ta truyền lại là một chân lý không thể bác bỏ. Chất lượng nòi giống, chất lượng giáo dục lại được quyết định phần lớn ở lứa tuổi mầm non và tiểu học. Khoa học ngày nay còn cho biết giai đoạn phát triển 5-6 năm đầu của trẻ sẽ để lại dấu ấn không thể thay đổi về chiều cao, về năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai của đứa bé. Như vậy bước đi ngắn, có chọn lựa của ngành giáo dục năm nay chính là một bước tiến rất dài trong nhận thức và chỉ đạo của ngành. Bước đi này hứa hẹn đem lại những chuyển động tích cực sâu xa cho ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung trong rất nhiều năm sau này.

Điều này sẽ làm cho trẻ em có cơ hội đồng đều hơn trong hưởng thụ quyền lợi mà giáo dục đem đến cho mỗi con người. Với số đông gia đình lao động ở VN, việc đưa con vào học trường mẫu giáo từ 5 tuổi sẽ khiến các bé được sớm có thói quen tiếp xúc với môi trường học tập, vui thích đến trường để vừa chơi vừa học. Thói quen ham thích đến trường sẽ là một bảo đảm cho năm học lớp 1 - vốn là lớp thử thách lớn lao nhất với trẻ 6 tuổi lâu nay chỉ biết chơi quanh quẩn trong nhà với ông bà, cha mẹ, anh em và lê la chơi tự phát cùng trẻ con hàng xóm - sẽ được vượt qua một cách trơn tru.

Thành công đầu đời này sẽ khiến con đường học vấn rộng mở thêm trong các năm sau đó và trong suốt cuộc đời. Như vậy, quyết định phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi không phải là quyết định phổ cập "ngược" mà là một quyết định rất chiến lược, ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và số lượng công tác phổ cập giáo dục các cấp bậc học trên, ảnh hưởng tích cực đến cả chủ trương xây dựng xã hội học tập, chủ trương khuyến khích học tập suốt đời đối với người lớn.

Một đứa trẻ tìm thấy niềm vui trong việc đến trường và có được thành công trong đầu đời học tập sẽ thành một người lớn có thái độ tích cực đối với việc học, có động cơ để vượt qua những khó khăn sẽ gặp trên con đường học vấn, để tự học và học suốt đời. Bất cứ bậc cha mẹ nào có ý thức chuẩn bị cho tương lai con cái mà có đứa con ham học đều sẽ thấy đây là món quà vô cùng quý giá cho cuộc đời làm cha mẹ của mình.

Tuy nhiên, quyết định đúng đắn này của ngành giáo dục sẽ được triển khai với những biện pháp cụ thể như thế nào, đó là câu hỏi lớn đặt ra đối với cả xã hội, đặc biệt là các nhà quản lý chính quyền các cấp. Đất đâu để làm trường? Tiền đâu để xây trường? Giáo viên đào tạo sao cho đủ, dạy trẻ sao cho trẻ yêu cô và thấy ham thích đến trường? Lương ra sao để giáo viên mầm non không rời khỏi ngành? Dân sẽ cùng Nhà nước chia sẻ gánh nặng chi phí như thế nào ở từng vùng khác nhau?

Chỉ khi giải đáp được những câu hỏi cụ thể này một cách thỏa đáng thì chủ trương phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi mới bám rễ vào cuộc sống và đem lại trái ngọt cho xã hội.

TS HỒ THIỆU HÙNG (Tuổi Trẻ Online)

Bảy phương pháp phát triển tầm nhìn




NgocThuyGroup.com - Tầm nhìn có thể được xem là khả năng quan trọng nhất của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Có một tầm nhìn tốt, nhà lãnh đạo mới có thể đề ra được những chiến lược khả thi, triển khai được những kế hoạch đúng hướng và mang đến lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.

Tầm nhìn có bản chất là trực giác chủ quan của một cá nhân. Nhà lãnh đạo phải biết kết hợp giữa nhận thức chủ quan và những yếu tố khách quan bên ngoài để đạt được khả năng bao quát mọi vấn đề mà doanh nghiệp sắp phải đối mặt.

Sau đây là bảy phương pháp giúp các nhà lãnh đạo có thể phát triển tầm nhìn.

1 Nắm bắt ý tưởng

Khi bắt gặp một vấn đề nào đó, chúng ta thường nảy ra nhiều ý tưởng để giải quyết với những khả năng khác nhau. Có những ý tưởng khả thi, có những ý tưởng táo bạo và cũng có ý tưởng vớ vẩn, thậm chí viễn vông. Đừng bỏ qua bất cứ ý tưởng nào mà hãy nắm bắt chúng bằng cách ghi chép nhanh vào sổ tay, hoặc thể hiện bằng những ký hiệu dễ nhớ.

2 Nhận biết thế mạnh

Tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với một thách thức lớn giống nhau là làm sao có được kết quả cao nhất mà sử dụng ít nguồn tập trung vào sở trường của doanh nghiệp, tận dụng thế mạnh riêng của doanh nghiệp làm đòn bẩy để cạnh tranh. Vậy làm sao nhận biết được thế mạnh của doanh nghiệp? Hãy đặt ra câu hỏi: Nếu muốn tạo một cuộc sống tiện ích cho mọi người mà vẫn đem lại doanh thu cho việc kinh doanh của mình, ta sẽ làm gì, sẽ thực hiện điều đó ra sao? Hãy ghi lại những suy nghĩ đầu tiên ập đến khi trả lời câu hỏi này vì đó chính là thế mạnh của bạn.

3 Không bị chi phối

Đừng để bản thân bị chi phối quá nhiều bởi ý kiến của những người khác về các vấn đề mà bạn và doanh nghiệp đang gặp phải. Không ai bên ngoài có thể hiểu rõ những gì nên và không nên cho doanh nghiệp bằng chính người lãnh đạo. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ôm đồm quá nhiều việc làm lãng phí thời gian của mình và nhân viên, lại còn tạo nhiều áp lực lên bản thân.

4 Nâng cao trực giác

Trước một quyết định nào đó, hãy để cho trực giác của bạn lên tiếng, cho dù đó là một linh cảm đi ngược lại với hầu hết các ý kiến của cố vấn và nhân viên. Đây là nơi này mầm của những sáng kiến những ý tưởng mang tính đột phá. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ biết cách hành động theo linh cảm đúng đắn của họ.

5 Lắng nghe

Nhà lãnh đạo giỏi phải biết lắng nghe mọi ý kiến trong tất cả các mối quan hệ, biết được những gì người khác muốn và không muốn ở mình. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nhận được những phản hồi hai chiều từ nhân viên cũng như khách hàng một cách thường xuyên, lắng nghe và tổng hợp mọi thông tin một cách có chiều sâu, từ đó sẵn sàng điều chỉnh hướng đi phù hợp với thị trường hiện tại.

6 Chia sẻ

Một khi đã xác nhận được tương lai cho doanh nghiệp của mình, bạn hãy chia sẻ, truyền đạt đến mọi thành viên trong tổ chức để tất cả phải thấu hiểu mục tiêu đã đặt ra và cùng bạn biến điều đó thành hiện thực. Một tầm nhìn hiệu quả phải là một bức tranh đầy đủ về tương lai được xây dựng với các thành viên trong doanh nghiệp. Ai cũng muốn công việc của mình có ý nghĩa, vì vậy công việc của lãnh đạo là tạo ra ý nghĩa trong công việc của đội ngũ nhân viên.

7 Kết nối tầm nhìn với hành động

Bill Gates - nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược của Microsoft từng nói: "Những công ty lớn thành công là những công ty biết làm cho sản phẩm của chính mình trở nên lỗi thời trước khi để ai đó làm điều này". Vì vậy, hãy tự hỏi hôm nay bạn có thể làm gì để bắt đầu tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp? Hãy cố gắng đề ra mục tiêu công việc sẽ làm gì trong tuần này, tháng này hay quý tới và xác định điều gì có thể biến tầm nhìn, những dự đoán hôm nay của bạn thành hiện thực.

Theo Saga

Quản lý dự án cần những phẩm chất gì? - NgocThuyGroup.com

NgocThuyGroup.com - Quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, theo dõi và quản lý các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu dặt ra với nhiều ràng buộc về thời gian, chi phí và các nguồn tài nguyên
Kế hoạch của dự án có thể chỉ là đơn giản, ví dụ như một tập hợp nhỏ các công việc cùng thời gian bắt đầu và kết thúc, cũng có thể phức tạp gồm hàng nghìn các công việc và tài nguyên với chi phí hàng tỷ USD.
Hầu hết các dự án đều có những điểm chung bao gồm việc phân chia dự án thành các công việc nhỏ dễ dàng quản lý, lập lịch thực hiện các công việc, trao đổi với nhóm và theo dõi các tiến trình thực hiện công việc.
Thông thường một dự án bao gồm 3 công đoạn chính sau:
  1. Lập kế hoạch dự án.
  2. Theo dõi các thay đổi và quán lý dự án.
  3. Kết thúc dự án.
Các bước này càng được thực hiện tốt bao nhiêu, khả năng thành công của dự án càng nhiều bấy nhiêu.
Nhân tố quyết định sự thành công của dự án
Dự án của bạn chỉ có thể thành công nếu bạn hiểu rõ được 3 nhân tố hình thành nên mỗi dự án, đó là:
  1. Thời gian: gồm thời gian đế hoàn thành từng công việc trong mỗi một giai đoạn.
  2. Tiền bạc: gồm các chi phí tài nguyên: nhân lực, thiết bị, nguyên vật liệu để hoàn thành các công việc.
  3. Mục đích của các công việc và kế hoạch để hoàn thành chúng.
Thời gian, tiền bạc và mục đích là chiếc kiềng ba chân dưa dự án đến thành công, mỗi một thành phần đều có ảnh hưởng đến hai phần còn lại. Ba thành phần này là rất quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng đến dự án, mối quan hệ giữa ba thành phần này là khác nhau đối với mỗi dự án và nó quy định tới những vấn đề và cách thức thục hiện dự án.
Người quản lý dự án cần những phẩm chất nào
Cũng giống như bất cứ một nhà quản lý nào, quản lý dự án đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao, việc sử dụng thành thạo các biểu đồ xây dựng dự án GANTT hay PERT, Microsoft Project, trình diễn Power Point... trong quá trình thuyết trình dự án là những kiến thức nền không thể thiếu đối với một nhà quản lý dự án. Ngoài ra nhà quản lý dự án cần phải có các kỹ năng như lãnh đạo, giao tiếp và đàm phán tốt, xây dựng được các mối quan hệ tốt với chính quyền cũng như đối tác, giới báo chí, truyền thông, khả năng nắm bắt và phân tích tốt, biết sắp xếp công việc một cách khoa học và hợp lý, luôn tỉnh táo trong tất cả các tình huống...
Tuy nhiên dù bạn có là nhà quản lý tài ba đến đâu, bạn cũng không thể một mình tự gánh vác công việc, người quản lý dự án giỏi là người có khả năng tập hợp những người giỏi về làm trong ban quản lý dự án của mình.
Những dự án lớn đòi hỏi rất nhiều đến quỹ đầu tư cũng như nhân lực. Do đó, việc lập một dự án với chi phí chi tiết và huy động vốn là điều rất quan trọng đối với một nhà quản trị. Không phải ai cũng có đủ tài và lý lẽ để thuyết phục hoặc xin tài trợ cho dự án. Không chỉ vấn đề vốn, kỹ năng làm việc theo nhóm cũng là điều kiện thiết yếu trong mỗi dự án.
Nhà quản trị phải luôn luôn theo sát và quản lý những team work của mình, luôn động viên và khích lệ họ để công việc đạt hiệu quả cao nhất có thể. "Yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát thành công của dự án là đánh giá tiến độ dự án thường xuyên và kịp thời, so sánh thực tế triển khai dự án với kế hoạch đã định. Khi cần thiết phải có sự điều chỉnh ngay lập tức". Đây là lời khuyên của chuyên gia dự án - ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Đề án và Phát triển Công nghệ FPT.
Có một điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng không ít nhà quản trị không chịu chú ý, dẫn đến dự án bị đổ bể hoặc không hoàn thành được theo như tiêu chí ban đầu đã đề ra, gây mất uy tín với đối tác, đó là "Làm vừa sức của mình, không nên đề cao quá mục tiêu" đó là lời khuyên của ông Nguyễn Mạnh Hùng. Và làm việc gì cũng phải lập kế hoạch, tính chi phí rủi ro trong từng trường hợp cụ thể". Steve Gandy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Metso Corporation với kinh nghiệm trên 40 năm trong nghề quản lý dự án đã đưa ra lời khuyên này.
Để tính toán được chi phí rủi ro, ngay từ đầu bạn phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị. Các dự án luôn có những đặc thù riêng nhưng dự án có tính bất biến, người làm dự án không được phép thay đổi mục tiêu của dự án vì bất cứ lý do nào. Nếu hạn thay đổi mục tiêu ban đầu của dự án, thì dự án đó coi như thất bại và bạn phải chuyển sang dự án mới.
Khi làm dự án bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: vấn đề tiến độ, quan hệ ngoại giao, rủi ro kỹ thuật, giới hạn vốn, nguồn lực, mức độ tích cực của nhân viên, áp lực thị trường, thái độ người tiêu dùng đối với mục tiêu của dự án... và người làm dự án cần phải biết cân bằng cuộc sống - công việc, nếu không sẽ rất dễ bị rơi vào trạng thái stress, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả dự án.
Ngoài những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn như đã kể trên, người làm quản lý dự án tất nhiên phải là một người có sức khỏe tốt, nếu không có sức khỏe bạn sẽ không thể chịu được áp lực công việc và tham gia vào những chuyến công tác, khảo sát thị trường, dự án...
Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Hãy bắt đầu vai trò nhà quản lý ngay từ những dụ án nhỏ, những kế hoạch nhỏ và phải luôn khắc cốt ghi tâm, dự án nào cũng có rủi ro, để hoàn thành tốt bạn phải luôn có dự án chống rủi ro trong từng dự án.
NgocThuyGroup.com sưu tầm

Để quản lý dự án thành công - NgocThuyGroup.com

NgocThuyGroup.com - Bạn vừa mới được bổ nhiệm vào vai trò người quản lý dự án. Bạn bắt đầu công việc mới này như thế nào? Khả năng làm việc và cơ hội thành công của bạn sẽ đạt đến đâu? Hy vọng những bước sau đây phần nào sẽ giúp bạn chạm tay đến thành công.
  1. Xác định mục tiêu. Đây là điều quan trọng nhất mà bạn nên làm. Bạn phải hiểu vai trò của bạn trong nhiệm vụ mới này cũng như mục đích của dự án này là gì? Nếu bạn không có đủ thông tin từ cấp trên, hãy tự vạch cho mình mục tiêu riêng và đề xuất để được công nhận.
  2. Phát huy nguồn lực. Nguồn nhân lực, trang thiết bị và tiền bạc - bạn sẽ sử dụng như thế nào để đạt được mục đích trong công việc của bạn? Thường là bạn sẽ không trực tiếp điều khiển nhưng bạn sẽ quản lý chúng thông qua một khuôn mẫu dành cho người quản lý. Thành công hay không, công việc dễ hay khó đều tùy thuộc vào khả năng làm việc của bạn.
  3. Kiểm soát thời gian biểu. Bạn phải đưa ra thời gian bao lâu để hoàn thành dự án cũng như những kế hoạch phát triển chúng. Cần linh hoạt trong việc sử dụng thời gian, đừng để hoang phí bất cứ một thời khắc nào. Nếu sử dụng quá thời gian quy định, bạn sẽ làm chậm tiến trình dự án, đồng nghĩa với việc ngân sách đầu tư bị hạn chế.
  4. Thực hiện theo nhóm. Tập hợp những người trong nhóm để cùng làm việc và bắt đầu một cuộc thảo luận. Họ phải là những người có chuyên môn trong lĩnh vực này và đã được chỉ định để cùng bạn làm việc. Công việc của bạn là quản lý nhóm, phân tích và tổng hợp ý kiến của mọi người.
  5. Lên lịch cho những tiến trình. Vạch rõ từng chuyên đề của dự án và lập danh sách những điểm cụ thể trong mỗi tiến trình tổng quát. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn từng bước đi đã hoạch định theo trình tự sắp xếp và cấp bậc chuyên sâu hơn. Sau đó, xác định tiến trình nào sẽ thực hiện đầu tiên? Tiến trình nào sẽ kế tiếp? Tiến trình nào có thể thực hiện cùng lúc với những phương án khác nhau...
  6. Yêu cầu thẩm định lại dự án. Hãy tạo nên giới hạn hợp lý về thời gian, tiền bạc và tài năng cho một dự án. Cần làm một bản tường trình cho ban giám đốc và yêu cầu thay đổi những điều không thực tế trong dự án. Nên chủ động đòi hỏi sự thay đổi ở trong dự án của bạn, đừng đợi trước khi nó trở thành những điều rắc rối mới cần thẩm định.
  7. Đừng quá cứng nhắc. Đề ra kế hoạch làm việc cũng như những nguyên tắc cho bản thân là một điều rất quan trọng nhưng kế hoạch đó cũng có thể thay đổi được. Từ những ý kiến phản hồi của người trong nhóm và từ bên ngoài, hãy tiến hành điều chỉnh công việc sao cho phù hợp với dựa án trong khoảng thời gian cho phép.
  8. Quan sát tiến triển của nhóm. Hãy thể hiện nhiệt huyết ngay khi bắt tay vào thực hiện dự án, đồng thời hướng dẫn cho những người trong nhóm theo phương cách dễ tiếp thu nhất. Điều này sẽ tạo ra một không khí làm việc hòa đồng và dễ bắt kịp mọi vấn đề, đồng thời giải quyết kịp những rắc rối trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
  9. Ghi chép lại mọi thứ. Hãy viết ra những điều cần phải thay đổi, và tại sao. Mỗi giai đoạn đều nảy sinh một nhu cầu mới cần thêm vào dự án-ghi ra nguồn gốc phát sinh những nhu cầu đó và cách điều chỉnh nguồn ngân sách. Bạn không thể nhớ được hết mọi thứ nên hãy cho chúng vào một cuốn sổ, để đến khi cần thiết bạn sẽ nhớ chúng dễ dàng.
  10. Cập nhật về dự án để cho cấp trên thấy được những tiến bộ trong quá trình làm việc của bạn. Đừng ngại đưa ra những bước tiến cũng như việc bạn đã hoàn thành một giai đoạn quan trọng. Song song đó, nên đưa ra cho cả nhóm cùng thảo luận để họ nắm bắt được những gì đã được thực hiện trong dự án. Không chỉ có bạn giỏi, mà cần làm sao cho cả nhóm cùng giỏi. Như vậy bạn mới là người vừa quản lý tốt dự án của mình đồng thời cũng là người lãnh đạo giỏi.
(Theo Thanh Niên)

Vai tro cua Truong nhom du an




NgocThuyGroup.com - Những dự án lớn thường đề cử một trưởng nhóm dự án – người có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho nhà quản lý dự án, như được trình bày ở hình 2-1. Còn trong những dự án nhỏ, nhà quản lý dự án đảm nhận luôn vai trò này.

Trưởng nhóm dự án không thể hành động như cấp trên mà phải đảm nhiệm thêm năm vai trò mới: người khởi xướng, người làm gương, người thương thảo, người lắng nghe và người huấn luyện. Trưởng nhóm cũng phải làm việc tích cực như mọi thành viên khác.

Trưởng nhóm là người khởi xướng

Trưởng nhóm phải là người khởi xướng mọi hành động trong nhóm. Một trưởng nhóm hiệu quả có thể không cần phải chỉ đạo chi tiết công việc cho các thành viên, nhưng cần phải có khả năng thu hút sự tập trung của mọi người vào những nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được các mục tiêu chung của nhóm. Một trưởng nhóm kinh nghiệm sẽ biết đứng ở vị trí hơi tách biệt khỏi công việc hàng ngày của nhóm – một vị trí có thể dễ dàng quan sát những mối quan hệ giữa công việc và các mục tiêu cao hơn. Trong khi các thành viên chuyên tâm giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề cụ thể, trưởng nhóm lại phải bám sát những yêu cầu của nhà tài trợ, cấp quản lý cao hơn và các thành phần liên quan bên ngoài. Với các bằng chứng và lập luận hợp lý, trưởng nhóm khuyến khích thành viên thực hiện từng bước cần thiết để đáp ứng những yêu cầu này. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của trưởng nhóm, đặc biệt là khi những yêu cầu này có mâu thuẫn với nguyện vọng cá nhân của các thành viên trong nhóm.

Trưởng nhóm trong vai trò người làm gương

Nhà quản lý theo phong cách truyền thống và trưởng nhóm đều có thể lấy phong cách ứng xử của mình để định hình hành vi và hiệu suất hoạt động của người khác. Thế nhưng sự khác biệt lớn ở đây là trưởng nhóm phải dựa vào chiến lược này nhiều hơn, bởi vì họ không thể dùng các hình thức gây áp lực thông thường như thăng chức, tăng lương hay đe dọa sa thải để tác động đến các thành viên trong nhóm.

Phong cách ứng xử của trưởng nhóm là một công cụ đầy sức thuyết phục bởi nó thiết lập tiêu chuẩn để những người khác phấn đấu dù đôi khi chỉ là để tránh cảm giác về sự hoạt động thiếu hiệu quả hay thua kém các thành viên khác. Trưởng nhóm có thể làm gương cho hành vi của nhóm bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ nếu các thành viên trong nhóm cần xuống địa bàn để tiếp xúc với khách hàng, một trưởng nhóm hiệu quả sẽ không hướng dẫn chi tiết cho họ cách làm, mà thay vào đó, trưởng nhóm sẽ bắt đầu với bài thực hành đơn giản là cùng đến địa điểm của khách hàng, lập nhóm nhỏ hơn… và khuyến khích các thành viên trong nhóm cùng tham gia. Tóm lại, trưởng nhóm sẽ làm gương bằng phong cách cư xử nhằm tác động trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của nhóm.

Trưởng nhóm trong vai trò người thương thảo

“Tôi muốn nhóm cải thiện quy trình của chúng tôi có sự tham gia của Bill”, trưởng nhóm nói với trưởng phòng của Bill. Trưởng phòng tỏ vẻ khó chịu vì Bill là một trong những nhân viên giỏi nhất của cô. Trưởng nhóm tiếp tục: “Việc tham gia vào nhóm chỉ mất khoảng bốn giờ làm việc mỗi tuần, kể cả thời gian họp và phân công nhiệm vụ trong nhóm”.

Những nhà quản lý có nhân viên cấp dưới được yêu cầu tham gia vào một nhóm nào đó thường tỏ ra không nhiệt tình lắm. Dù biết rằng mục tiêu của nhóm phục vụ cho toàn tổ chức và sự tham gia của nhân viên sẽ chỉ trong tạm thời, nhưng công việc của những nhà quản lý được yêu cầu đóng góp các nhân viên giỏi và các nguồn lực khác theo đề nghị của trưởng nhóm sẽ phần nào gặp phải khó khăn. Người trưởng nhóm hiệu quả phải ý thức được điều này và vận dụng các kỹ năng thương thảo để đạt được sự chấp thuận. Nhà tài trợ có thể làm việc này dễ dàng hơn bằng cách giải thích rõ ràng về tầm quan trọng và ý nghĩa của các mục tiêu mà nhóm theo đuổi, đồng thời kêu gọi các nhà quản lý nên hợp tác vì mục đích này.

Cách tốt nhất để thương lượng với người cung cấp nguồn lực là xây dựng tình huống theo cách tích cực sao cho cả hai bên đều có lợi. Cuộc thương lượng đôi bên cùng có lợi chỉ có thể diễn ra khi cả hai bên nhận thấy cơ hội để cùng đạt được lợi ích. Nếu bạn là trưởng nhóm, bạn hãy thương lượng theo những cách sau:

• Nhấn mạnh các mục tiêu cao hơn của tổ chức đồng thời nêu rõ thành công của nhóm sẽ đóng góp cho các mục tiêu đó như thế nào. Mục tiêu của nhóm phải quan trọng và phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

• Chỉ rõ rằng phía bên kia sẽ hưởng lợi khi hỗ trợ cho sự thành công của nhóm.

Để là một người thương thảo thành công, trưởng nhóm phải thể hiện mình là người đáng tin cậy và lợi ích mà đôi bên có thể đạt được phải mang tính thiết thực.

Trưởng nhóm biết lắng nghe

Một trưởng nhóm hiệu quả phải biết lắng nghe nhiều hơn nói, ít nhất thì thời gian nghe cũng tương đương với thời gian nói. Lắng nghe là một hoạt động của giác quan nhằm thu thập các dấu hiệu từ môi trường xung quanh, bao gồm những dấu hiệu về vấn đề sắp xảy ra, sự bất bình của nhân viên, cơ hội đạt được lợi ích... Các thành viên của nhóm đến từ nhiều nguồn khác nhau, có các kỹ năng cũng như kinh nghiệm khác nhau. Các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy được động viên khi họ có một người trưởng nhóm biết lắng nghe, và khi đó họ sẵn sàng chia sẻ những gì họ biết. Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả tất nhiên: người trưởng nhóm biết lắng nghe luôn tìm ra những giải pháp khả thi nhất được đúc kết từ kinh nghiệm và kiến thức của nhiều người.

Trưởng nhóm trong vai trò người huấn luyện

Một trưởng nhóm giỏi sẽ tìm cách giúp các thành viên trong nhóm trở nên xuất sắc. Trong hầu hết các trường hợp, kết quả này chỉ có thể đạt được thông qua công tác huấn luyện. Huấn luyện là một hoạt động có tính hai chiều, trong đó các bên cùng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để tối đa hóa tiềm năng của một thành viên cụ thể trong nhóm và giúp thành viên đó hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đây là nỗ lực chung mà người được huấn luyện phải tham gia một cách tự nguyện và tích cực. Các trưởng nhóm hiệu quả sẽ tìm thấy các cơ hội huấn luyện trong quá trình thực hiện công việc hàng ngày. Việc huấn luyện của họ có thể xoay quanh các hoạt động thông thường như giúp các thành viên rèn luyện kỹ năng trình bày, lập kế hoạch làm việc, giải quyết mâu thuẫn trong nhóm, tiếp nhận nguồn lực bên ngoài, lập ngân sách, hoặc làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm.

Các cơ hội huấn luyện trong nhóm có rất nhiều, bởi vì đôi khi kỹ năng mà các thành viên cần lại chính là những kỹ năng mà họ phải học sau khi tham gia dự án. Ví dụ, một kỹ sư được tuyển vào nhóm nhờ năng lực kỹ thuật có thể được yêu cầu chuẩn bị và trình bày một báo cáo về tiến độ công việc cho nhà tài trợ và ban lãnh đạo. Anh ta phải gấp rút học tập các kỹ năng trình bày và trưởng nhóm có thể giúp đỡ thành viên đó bằng cách huấn luyện.

Trưởng nhóm là một thành viên

Trưởng nhóm dự án cũng phải chia sẻ công việc với các thành viên khác, nhất là trong các lĩnh vực mà họ có năng lực đặc biệt. Tốt nhất là trưởng nhóm nên chịu trách nhiệm một vài công việc khó chịu và nhàm chán mà không ai muốn làm. Sự tham gia của trưởng nhóm góp phần củng cố thêm nhận thức rằng trưởng nhóm là một thành viên, chứ không phải là một vị cấp trên quen chỉ đạo.

Vậy đâu là những đặc điểm của một người có thể đảm nhiệm phần lớn hoặc tất cả những công việc vừa mô tả trên đây? Trước hết, trưởng nhóm nên có các kỹ năng lãnh đạo như khả năng định hướng cho hành động của người khác, kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng đưa thông tin và tiếp nhận phản hồi, có hiệu suất làm việc cao. Ngoài ra, trưởng nhóm phải có thái độ tích cực đối với công việc được thực hiện theo nhóm, nếu có kinh nghiệm về lĩnh vực này thì càng tốt. Một người bảo thủ chỉ muốn hành xử như một ông sếp sẽ không phải là phương án lựa chọn thích hợp cho vị trí này.

Trưởng nhóm cũng nên là người được các thành viên trong nhóm tín nhiệm, nghĩa là họ phải có những kỹ năng, kinh nghiệm và uy tín nhất định. Thiếu sự tín nhiệm đó, trưởng nhóm có thể bị các thành viên trong nhóm xem thường, nhạo báng và bất hợp tác, dẫn đến việc dự án có khả năng thất bại cao.

Nhiệm vụ của trưởng nhóm

Thường xuyên truyền đạt tiến độ và kịp thời trình bày các vấn đề nan giải với nhà quản lý dự án.

• Định kỳ đánh giá tiến độ của nhóm, quan điểm của các thành viên, và cách mỗi thành viên nhìn nhận sự đóng góp của họ.

• Đảm bảo mọi người đều có đóng góp và ý kiến của mọi người đều được lắng nghe.

• Chia sẻ công việc.

• Kiềm chế để không hành động như một vị cấp trên uy quyền.

Chọn trưởng nhóm

Nhà quản lý dự án có thể chỉ định một trưởng nhóm nếu (1) nhóm này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, (2) nhu cầu về nhóm chỉ là tức thời (như để đối phó với tình huống khủng hoảng), hoặc (3) có một lý do về mặt tổ chức để một người nào đó làm trưởng nhóm (như cho nhân viên trẻ có năng lực một cơ hội học hỏi và thực hành các kỹ năng lãnh đạo). Trong những trường hợp khác, nhóm có thể tự bầu chọn trưởng nhóm, hoặc các thành viên sẽ luân phiên giữ vị trí trưởng nhóm và đảm đương trách nhiệm này.

Một trưởng nhóm hay nhiều trưởng nhóm?

Thông thường, một tổ chức chỉ nên có một trưởng nhóm chính thức và duy nhất. Việc tập trung quyền lãnh đạo vào tay một người sẽ đảm bảo rằng quyền hành đó có một sức mạnh tuyệt đối. Nhóm sẽ gặp khó khăn khi tiến hành công việc nếu có hai trưởng nhóm xung khắc với nhau và các thành viên trong nhóm không biết phải tuân theo sự chỉ đạo của ai. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy không nhất thiết phải tập trung quyền lãnh đạo vào tay một người duy nhất mà chỉ cần đảm bảo có sự nhất trí giữa các trưởng nhóm về mục đích và biện pháp thực hiện.

Trên thực tế, một dự án phức tạp với ít nhất hai lĩnh vực chuyên môn khác nhau thường cần đến nhiều trưởng nhóm và hiệu quả hoạt động cũng được nâng cao nếu các trưởng nhóm này báo cáo cho một nhà quản lý dự án duy nhất. Ví dụ, nhóm lập website thương mại điện tử sẽ có một giám đốc dự án và bốn trưởng nhóm: trưởng nhóm kỹ thuật, trưởng nhóm giao diện, trưởng nhóm chiến lược website và trưởng nhóm nội dung, như những gì được trình bày ở hình 2-1. Các trưởng nhóm đều báo cáo cho nhà quản lý dự án và đều chịu trách nhiệm về một lĩnh vực riêng trong dự án. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, trưởng nhóm có quyền ra quyết định và phân bổ nguồn lực. Chỉ khi những quyết định của họ ảnh hưởng đến các nhóm khác, đến kế hoạch dự án, ngân sách hay lịch trình, họ mới cần sự chấp thuận của nhà quản lý dự án hoặc cấp có thẩm quyền cao hơn.

Nguồn: Quản lý dự án lớn và nhỏ - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Theo vietbao.vn

Cách đẩy nhanh tốc độ của các dự án IT - NgocThuyGroup.com




NgocThuyGroup.com - Để huy động vốn đầu tư vào các dự án được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin (IT), bạn cần điều phối được quy trình quản lý nhu cầu nhằm chứng minh sự hợp lý khi đòi hỏi mức đầu tư đáng kể dành cho mảng IT phục vụ dự án.
Chính bởi vai trò không thể tách rời của IT với mọi mảng hoạt động của doanh nghiệp nên chúng ta có thể ứng dụng công nghệ này vào vô vàn mục đích sử dụng khác nhau. Ảnh: networkingwave.com
Không may, quy trình này nhiêu khê như chính tên gọi của nó. Tuy nhiên, mặc dù quy trình này nhiêu khê là thế nhưng chúng ta nhất quyết phải thực hiện kỳ được để đáp ứng nhu cầu tưởng chừng chưa bao giờ được thoả mãn về các hỗ trợ từ IT trong kinh doanh. Hơn thế, kết quả từ bản khảo sát vẫn còn dang dở của tôi đã đưa ra các luận cứ thuyết phục cho quyết tâm này. Theo đó:
- Trên 50% doanh nghiệp và các lãnh đạo trong lĩnh vực IT đồng ý rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhiều lúc đưa ra các yêu cầu thiếu chín chắn và vô căn cứ về hoạt động của doanh nghiệp.
- Gần 60% lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận rằng, có lúc, họ quá độc đoán khi đòi hỏi mọi thứ phải có ngay lập tức mà không màng tới hiệu quả đầu tư.
- Gần 35% nhà lãnh đạo thừa nhận nhiều khi họ đầu tư cho mảng IT chỉ vì thú vui nhất thời.
Chính bởi vai trò không thể tách rời của IT với mọi mảng hoạt động của doanh nghiệp nên chúng ta có thể ứng dụng công nghệ này vào vô vàn mục đích sử dụng khác nhau; nhiều nhà lãnh đạo đã xung đột với nhau chỉ với mong muốn nắm được quyền sử dụng nguồn tài nguyên IT hữu hạn.
Quản lý nhu cầu là quy trình kiểm soát việc phân bổ nguồn tài nguyên có hạn này sao cho toàn bộ doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ nó. Một khi được thực hiện hoàn chỉnh, quy trình quản lý nhu cầu này sẽ trang bị cho các nhà lãnh đạo vô khối thông tin cùng khả năng hiểu tường tận về chi phí cho IT, đánh giá giá trị của các khoản đầu tư tiềm năng cũng như chuyển đổi các khoản đầu tư thuần tuý cho IT thành kết quả kinh doanh toàn diện.
Quy trình quản lý nhu cầu bao gồm 6 thành tố:
- Hoạch định chiến lược: giúp chúng ta hình dung ra thứ tự ưu tiên dành cho tất cả các khoản đầu tư kể cả năng lực sử dụng IT nếu cần thiết. Thành tố này giúp chúng ta biết được cần phải đầu tư bao nhiêu cho mảng IT, việc đầu tư sẽ đem lại lợi ích gì, và một dự án được thực hiện trên nền tảng IT sẽ được quản lý ra sao để thúc đẩy và bảo toàn các lợi ích của một doanh nghiệp cụ thể trong khi vẫn khuyến khích sức sáng tạo trong từng bộ phận tại đó.
- Quản lý hạng mục đầu tư: lượng hoá chiến lược thành những con số về mức đầu tư cho mỗi một loại hình trong tổng số ba loại hình dự án đầu tư thực hiện trên nền tảng IT (ví dụ: có dự án thiên về mặt chiến lược, có dự án nhằm mục đích thúc đẩy tốc độ phát triển, trong khi có dự án hướng tới việc giữ vững định hướng) và trong quá trình phát triển, thành tố này được dùng để định hướng các quyết định và hỗ trợ quá trình duyệt chéo dự án tại tổ chức đó.
- Quyền đưa ra quyết định: được phân bổ nhằm đảm bảo các quyết định liên quan tới IT sẽ nhất quán theo nguyên tắc: các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có đủ thẩm quyền quyết định đầu tư cho lĩnh vực nào là cần thiết còn các lãnh đạo chuyên về IT sẽ có quyền quyết định cách thức đầu tư như thế nào là phù hợp.
- Hoạch định về mặt tài chính: xác định lượng vốn đầu tư thực tế để thực hiện dự án và phân bổ nguồn vốn trong ngân sách cho phù hợp với kế hoạch chiến lược, các mục tiêu đầu tư trên từng hạng mục và quyền đưa ra quyết định.
- Trình tự ưu tiên và quyết định cấp vốn: phát sinh trong quá trình thực hiện ở mọi bộ phận của doanh nghiệp. Trình tự này phải tuân thủ quyền đưa ra quyết định và các tiêu chí đã đề ra trong quá trình hoạch định chiến lược, quản lý danh mục đầu tư và hoạch định về mặt tài chính.
- Quản lý giá trị: thúc đẩy tình thân trách nhiệm đối với việc hiện thực hoá các giá trị hữu hình của doanh nghiệp thông qua quá trình duyệt dự án, xác định các cam kết và giám sát kết quả.
Kết quả chỉ 5 – 10% doanh nghiệp ràng buộc các nhà lãnh đạo của mình phải chịu trách nhiệm về giá trị doanh nghiệp sẽ thu về từ các dự án IT. Hãy coi phát hiện này như một cơ hội lớn dành cho bạn bởi nếu bạn sẵn sàng cam kết đem lại các kết quả có thể định lượng thì các đề xuất của bạn sẽ trở nên thuyết phục hơn trong mắt người khác.
Đúng là quy trình quản lý nhu cầu sẽ trở nên khó kiểm soát nếu bạn không nắm được quy luật vận hành nó. Hãy xem những gợi ý dưới đây như những chỉ dẫn nho nhỏ giúp bạn chế ngự được nó:
- Kết nối quy trình này với các chiến lược của doanh nghiệp và xác định rõ ràng các kết quả mình muốn đạt được.
- Chỉ ra giá trị có được từ các sáng kiến mình đã đề xuất ngay từ đầu và thường xuyên điều chỉnh các khoản chi phí và nguồn lực dùng một lần cũng như trong suốt quá trình thực hiện.
- Nhấn mạnh: dự án của bạn sẽ tăng cường sợi dây hợp tác nội bộ và kết nối các quy trình, thông tin và công nghệ cốt yếu ra sao.
- Chỉ định những nhân viên có năng lực hơn cả để thực hiện dự án.
- Diễn giải các đề xuất của bạn sẽ có tác dụng như thế nào trong việc nâng tầm các công nghệ hiện tại, cải thiện kết quả vận hành hệ thống, giảm thiểu chi phí vận hành và rủi ro.
Trong quá trình thực hiện, hãy luôn ghi nhớ: mục đích trên hết của bạn là phải chứng minh được với mọi người rằng bạn chắc chắn sẽ thực hiện dự án trên nền tảng IT này với tinh thần trách nhiệm cao. Điều đó sẽ tạo ra nét khác biệt trong lời nói và hành động của bạn so với đám đông; nhờ thế bạn sẽ nắm được lợi thế để đi tắt đón đầu qua mọi quy trình xét duyệt dự án.
- Bài viết của Susan Cramm trên Harvard Business Publishing -
(Theo Harvard Business Review/Tuần Việt Nam/nguoilanhdao)

7 kỹ năng cần có của người quản lý dự án - NgocThuyGroup.com

NgocThuyGroup.com - Các nhà quản trị ngày nay đánh giá kỹ năng giao tiếp, sự trung thực, liêm chính của cấp dưới ngang bằng nhau và ở vị trí cao nhất trong những năng lực mà họ mong đợi ở nhân viên. Kế tiếp đó mới là sự năng động, sáng tạo, làm việc siêng năng và khả năng làm việc theo nhóm.
Sở dĩ những tính chất, kỹ năng nêu trên được đánh giá cao như vậy vì nó liên quan chặt chẽ đến công tác quản lý dự án - một loại hàng công việc rất quan trọng mà các doanh nghiệp thường phải thực hiện.
Dưới đây là những cách giúp bạn đạt hiệu quả trong công việc quản lý dự án.
1. Chịu khó nâng cao năng lực lưu trữ kết quả công việc.
Khi thành thạo các kỹ năng quản lý dự án, nhân viên thực hiện công việc nhanh hơn, nhất là việc lưu trữ kết quả công việc dưới dạng văn bản. Do đó, nên luyện để nâng cao năng lực lưu trữ kết quả công việc dưới dạng biểu đồ là rất quan trọng.
 2. Chú ý đến ghi chép và rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn thực hiện công việc.
Nội dung cơ bản của quản lý dự án là xây dựng kế hoạch cách thực hiện công việc hiệu quả nhất với những nguồn lực hiện có trong thời gian ngắn nhất. Mỗi khi thực hiện xong một công việc gì, bạn hãy ghi lại những gì đã làm được, rút ra bài học kinh nhiệm thì đó là những tài liệu vô giá của bạn sau này.
3. Thường xuyên liên lạc với đồng nghiệp.
Không phải cứ họp hành nhiều là tốt, mà vấn đề nằm ở chỗ bạn quản lý thông tin như thế nào. Hãy quan tâm đến cuộc trao đổi, tiếp xúc và giữ liên lạc với đồng nghiệp để có đủ thông tin.
4. Làm việc tốt với các thành viên trong nhóm.
Bạn có làm việc ăn ý với những thành viên trong nhóm? Những thành viên trong nhóm có muốn cộng tác với bạn? Mọi người có xem bạn là người đứng đầu dự án không? Bạn có tích cực nghe những gì người khác nói không? Khi một người trong nhóm chất vấn bạn, hãy cố gắng lý giải vấn đề một cách trực tiếp và thật khách quan.
5. Luôn đảm bảo tiến độ công việc.
Không đảm bảo đúng tiến độ và không thực hiện đầy đủ công việc được giao là con đường ngắn nhất giết chết sự nghiệp của bạn. Các kỹ năng quản lý dự án tập trung vào việc đảm bảo tiến độ công việc với kết quả tốt nhất nên một khi làm chủ được điều này, bạn sẽ được các thành viên trong nhóm tin tưởng.
6. Bình tĩnh để kiểm soát tình hình.
Một người quản lý dự án giỏi cần phải bình tĩnh và kiểm soát được tình hình trên cơ sở có đầy đủ thông tin về dự án. Căn cứ vào thời gian phải hoàn thành dự án, người quản lý phải biết phân công ai phải làm việc gì, ở đâu và luôn có những phương án đề phòng bất trắc. Nếu chẳng may xảy ra sự cố, phải thật bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề phát sinh và giữ sự ổn định tình hình.
7. Thích ứng với những thay đổi.
Đừng khó chịu trước những thay đổi bất thường của dự án. Một người quản lý dự án giỏi luôn phải thích ứng với những thay đổi của dự án và đề ra những biện pháp kịp thời để kiểm soát tình hình và đảm bảo sự thành công cho dự án đó.
Nguồn : saga.vn

Giữ hoà khí bằng câu hỏi thông minh




NgocThuyGroup.com - Người quản lý gặp phải sự phản đối hàng ngày. Và cách họ giải quyết vấn đề thường không thực sự hiệu quả.

Sự phản ứng có thể đến từ một vị sếp khi ông ta không chấp thuận một dự án, một người quản lý ngang hàng từ chối cung cấp nguồn lực, một khách hàng thẳng thừng từ chối lời đề nghị - và bất cứ ai ngăn cản bạn đạt được mục tiêu.

Những nhà quản lý thông thường luôn giữ phản ứng mặc định khi ai đó nói "không" là vẫn tiếp tục nhắc lại ý tưởng đó. Nhà quản lý đưa ra thêm nhiều bằng chứng để hỗ trợ cho ý tưởng và chỉ ra số tiền phải chi trả. Và họ vẫn tiếp tục nói "không".

Dưới đây là một phương pháp tốt hơn.

Hỏi một loại những câu hỏi dễ trả lời sẽ giúp người phản đối suy nghĩ lại về quyết định của mình và mở ra khả năng chấp thuận. Ý tưởng này được đề xuất lần đầu tiên bởi Socrates ở Athen cổ đại cách đây 2400 năm. Phương pháp của Socratic đã giúp cho các phe phái đối lập có được sự đồng thuận, và trong một thế giới ngày càng có nhiều sự đối đầu như ngày nay, nó càng trở nên hữu dụng.

Đặt ra câu hỏi "Vì sao bạn lại nói thế" sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân vì sao mọi người lại tỏ ra bất hợp tác. Nguyên nhân có thể khiến bạn ngạc nhiên.

Thử lấy ví dụ rằng các nhân viên kế toán cho rằng ngân sách cho dự án của bạn quá cao. Hãy bỏ qua việc đưa ra một bảng các lý do chứng minh rằng lợi nhuận sẽ cao hơn chi phí đầu tư. Tồi tệ hơn, đừng nghĩ tới việc đưa ra cách để hạ bớt chi phí xuống. Nếu thay vào đó, bạn hỏi kế toán rằng tại sao anh ta lại cho rằng ngân sách quá lớn, bạn có thể nhận ra rằng ngân sách quá lớn trong quý này nhưng nó có thể được xem xét trong quý tiếp theo.

Hoặc hãy thử lấy ví dụ về một vị sếp thiếu kiên nhẫn nói rằng cuộc họp của bạn chẳng đưa tới bất cứ điều gì. Hãy thử hỏi cô ta ý nghĩa của câu nói đó, thay vì nói với cô ta về những gì cuộc họp này đã đạt được. Có thể cô ta muốn cuộc họp này giải quyết một vấn đề - đang được quan tâm nhất trong tâm trí của cô ta - mà đã không được nhắc đến trong cuộc họp.

Bạn có thể tự hại mình nếu bạn đưa ra một phản ứng quá đơn thuần cho một vấn đề mà bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩ của người khác. Một khách hàng tiềm năng hỏi một nhân viên bán hàng liệu công ty của họ có cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu. người bán hàng bắt đầu miêu tả chi tiết về các tùy chọn cho khách hàng mà công ty họ cung cấp. Và khách hàng chỉ có thể ngồi nghe, mặc dù ông ta đang tìm kiếm cách để có một sản phẩm với chi phí thấp hơn bình thường. Các nhân viên bán hàng của công ty có thể dễ dàng đưa ra các giải pháp, nhưng bài diễn thuyết quá dài dòng đã đi chệch hướng và không bao giờ được ghi nhớ.

Socrates quan tâm đến việc sử dụng những câu hỏi thay vì nhanh chóng đưa ra các câu nói ngắn gọn: "Tự nhiên cho chúng ta đôi tai, đôi mắt, nhưng chỉ một cái lưỡi - như vậy chúng ta có thể nhìn và nghe nhiều hơn là nói", ông nói. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi khuyên các nhà quản lý để cho những người khác được nói trong phần lớn thời gian khi một cuộc thảo luận lâm vào bế tắc.

Hãy cụ thể hơn: Bạn nên hỏi những câu hỏi nào?

Bạn sẽ cần những loại câu hỏi khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của cuộc thảo luận. Dưới đây là danh sách 6 loại câu hỏi của Socrates, được biên soạn bởi Richard Paul thuộc trung tâm nghiên cứu phê bình:

- Các câu hỏi giúp làm rõ ý nghĩ của người phản đối

- Các câu hỏi thăm dò các nghi vấn

- Các câu hỏi để nhìn vào cơ sở, nguyên nhân và bằng chứng mà người phản đối sử dụng.

- Câu hỏi thăm dò ý nghĩa và hậu quả

- Câu hỏi tìm ra nguyên nhân sâu xa của người phản đối

Tuy nhiên, đưa ra câu hỏi hợp lý mới là bước khởi đầu của quá trình. Bạn cũng cần lắng nghe thật chăm chú để đưa ra các câu trả lời. Theo Socrates, bạn phải lắng nghe bằng đôi mắt cũng như đôi tai bởi mọi người có thể nói rất nhiều thông qua ngôn ngữ cơ thể. Tư thế và chuyển động của họ là những tín hiệu đáng quan tâm, cởi mở hoặc đang gặp rắc rối - hoặc khuyết điểm của họ. Nếu có sự ngắt quãng giữa những điều bạn đang nghe thấy và nhìn thấy, những cử chỉ của ngôn ngữ cơ thể có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn những điều đang được nói ra.

Hãy để ngôn ngữ cơ thể của bạn cho thấy bạn đang hoàn toàn lắng nghe. Sẽ không đủ nếu chỉ đưa ra câu hỏi; bạn cần lắng nghe câu trả lời. Nghiêng về phía trước, nhìn chăm chú vào người nói, gật đầu đồng tình khi thích hợp. Diễn giải những gì bạn đang nghe, để cho họ thấy bạn đang lắng nghe - và để chắc rằng bạn đang nghe đúng.

Cuối cùng, giống như mọi cuộc đối thoại, bạn phải lôi cuốn cả trí óc và tâm trạng của người phản đối. Nó không chỉ là sự đúng đắn trong lý lẽ của bạn mà còn quyết định kết quả của cuộc đối thoại. Trừ khi bạn có khả năng đọc được cảm xúc, bạn sẽ không thể chắc chắn rằng mình có đạt được những thỏa thuận hay không.

- Bài viết của Kevin Daley trên Harvard Business Publishing. Tác giả là người sáng lập Communispond Inc, nơi đã đào tạo khoảng 600.000 nhà quản lý để họ có thể giao tiếp hiệu quả hơn. Người điều hành hiện tại của công ty, Daley là tác giả của cuốn sách Talk Your Way to the Top và Socratic Selling, cả hai đều được xuất bản bởi McGraw-Hil.

Theo Tuần Việt Nam

Mười điều học từ những nhà quản lý dự án - NgocThuyGroup.com




NgocThuyGroup.com - Để thành công trong việc quản lý dự án thì các yếu tố quan trọng nhất có thể gây ra những thất bại cho một dự án cần phải được quan tâm với sự chú ý và ưu tiên cao nhất.

1. Các hoạt động của dự án cần phải được hình dung rõ và kết nối với các chi tiết quan trọng. Tóm lại, quản lý dự án và quản lý nhóm cần sự chú trọng trong việc biết được đâu là ưu tiên và mong đợi của dự án. Tránh sự miêu tả mập mờ ở tất cả các chi phí.

2. Quản lý dự án phải chú trọng đến 3 mặt. Điều đó có nghĩa là hoàn thành tất cả các dự án đúng giờ, trong ngân sách đã định và trong mức độ khả năng đạt được về chất lượng được sự đánh giá, nhất trí của các nhà đầu tư. Quản lý dự án phải tạo được sự chú ý của nhóm khi chú trọng đến việc đạt được những mục tiêu đã định

3. Quản lý dự án phải biết thiết lập những ưu tiên một cách linh động. Ngày nay, các thành viên nhóm quản lý dự án đóng vai trò tích cực trong nhiều dự án cùng lúc là rất phổ biến. Mặc dù nguồn nhân lực có giới hạn nhưng vẫn có thể hoàn thành được nếu người quản lý biết sắp xếp một cách hợp lý.

Một số công ty đã thiết lập phòng quản lý dự án đề hoạt động giống như một ngân hàng hối đoái cho những yêu cầu của dự án. Phòng Dự án xem lại toàn bộ nhiệm vụ, chiến lược của công ty, những tiêu chuẩn được thiết lập cho việc lựa chọn dự án, kiểm tra khối lượng công việc, xác định rõ dự án nào là ưu tiên hàng đầu, tránh việc làm cùng lúc đa dự án.

4. Quản lý dự án phải bắt buộc đúng deadline và có sự thúc giục về thời gian. Bởi vì mọi dự án đều có sự hạn chế, giới hạn về thời gian, tiền bạc và những nguồn có giá trị khác. Họ phải không ngừng đảm bảo tiến độ dự án thực hiện liên tục. Vì thế, người quản lý dự án phải luôn giữ nhân viên chú trọng đến tiến trình dự án và deadline. Việc thường xuyên kiểm tra hiện trạng, họp và nhắc nhở luôn luôn cần thiết và không thể làm việc mà không có chúng.

5. Trách nhiệm của người quản lý dự án phải phù hợp với quyền của họ. Người quản lý dự án có quyền đánh giá để thực hiện trách nhiệm của họ khi điều hành bất kỳ dự án nào. Đặc biệt nhà quảnl ý phải có quyền phối hợp các nguồn lực, thiết lập mong đợi, đưa ra những lời chỉ dẫn, thiết lập ưu tiên và giải quyết bất kỳ tranh cãi nào trong nhóm. Anh ta cũng được ưu tiên để đưa ra các quyết định có ảnh hưởng lớn đến thành công của dự án.

6. Một người quản lý tốt là một người giao tiếp tốt. Nếu bạn có khả năng quản lý, bạn phải có các kỹ năng cá nhân để khơi gợi những ý tưởng của người khác nhằm tạo kết quả tốt nhất cho hoạt động của các dự án.

7. Quản lý giỏi trong việc phân phối các nguồn lực: làm thế nào để có hiệu quả (chất lượng), rẻ (tiền bạc và các nguồn hữu hình khác) và nhanh (deadline và sự thuận lợi nhận thấy) khi phối hợp một dự án. Mỗi nguồn lực của dự án cần phải phối hợp tương đương với tỉ lệ ngang nhau. Tỉ lệ này đôi khi gọi là những mong đợi của dự án. Nếu có bất kỳ vấn đề nào với một trong những nguồn lực trên, có thể báo cho các nhà quản lý cấp cao hơn về vấn đề sớm ngay khi có thể và bạn cũng cần gợi ý những lựa chọn khác để giải quyết vấn đề và hạn chế nó. Những lựa chọn khác có thể đề xuất sử dụng các nguồn bổ sung cao hơn cả ngân sách hiện tại.

8. Người quản lý dự án giỏi là người biết lắng nghe và thấu cảm: đây là một phần quan trọng trong giao tiếp. Một người có thể lắng nghe, và hiểu những gì đang diễn ra. Thấu cảm là mặt nhẹ hơn của lắng nghe và sự tin tưởng. Bạn có thể hiểu họ cảm thấy như thế nào, tại sao họ cảm thấy điều đó và bạn có thể làm chúng cảm thấy sự khác biệt như thế nào. Sự thấu cảm đặc biệt quan trọng khi bạn ứng phó với khác hàng để họ quay trở lại với dịch vụ của bạn.

9. Phân chia công việc. Đây là một hoạt động nhằm tách những nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ dàng quản lý. Những nhiệm vụ nhỏ này được giao cho các nhóm nhân viên. Theo nguyên tắc, bạn phải chỉ ra được hoàn thành một mục tiêu như thế nào. Tuy nhiên, bạn cũng cần cung cấp sự chú ý để tương tác lẫn nhau ở mỗi khúc công việc và tiếp cận cẩn thận mỗi điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên theo cách tốt nhất.

Nguồn: Người Lãnh đạo

25 bí quyết quản lý dự án - NgocThuyGroup.com




NgocThuyGroup.com - Đã có rất nhiều sách báo viết về phương thức và kỹ thuật quản lý dự án hiệu quả. 25 bí quyết dưới đây được đúc kết lại từ lý thuyết và kinh nghiệm quản lý của các chuyên gia AMA (American Management Association) – một tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng về đào tạo Quản Trị Kinh Doanh

1. Xây dựng một đội nhóm đoàn kết cùng giải quyết vấn đề. Nếu không bạn sẽ khó có thể đưa ra giải pháp đúng đắn hoặc sẽ tạo ra nhiều tranh cãi về mục tiêu của dự án

2. Hãy luôn ghi nhớ và tuân theo các mục tiêu đã đề ra trong suốt quá trình dự án

3. Xây dựng một chiến lược để đạt được tất cả các mục tiêu của dự án

4. Giám sát và kiểm tra định kỳ để bảo đảm rằng dự án luôn nằm trong mục tiêu ban đầu đã đề ra.

5. Xác định rõ các cột mốc và chuẩn đánh giá: kết quả mong muốn, các trở ngại, lập ra các chính sách sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi

6. Cập nhật thông tin từ tất cả các Stakeholders (là những người có liên quan, dính líu hoặc bị tác động bởi các hoạt động của dự án) để tránh mâu thuẫn về mặt lợi ích sau này

7. Lựa chọn thành viên thích hợp cho dự án – là những người có thể đóng góp những nhận định và thông tin có ích cho dự án chứ không chỉ đơn thuần là người có thể hợp tác làm việc nhóm.

8. Làm việc theo nhóm. Nếu tất cả các thành viên của một đội/nhóm làm việc độc lập, sản phẩm sau cùng sẽ không ăn khớp cũng giống như những gì nhóm đã thể hiện.

9. Hãy thực tế về số lượng dự án mà bạn hoặc tổ chức của bạn có thể đảm trách và các mục tiêu đã đề ra.

10. Lập kế hoạch dự án theo cách trả lời các câu hỏi như: phải làm những gì ? Ai làm ? Bao nhiêu ? Khi nào ? Làm như thế nào ? …

11. Đưa ra thật nhiều giải pháp lựa chọn (brainstorming), sau đó chọn ra cái tối ưu nhất dựa trên các thông số đã thiết lập ban đầu (Vd: dựa trên chi phí, thời gian, mục tiêu …)

12. Hãy thương lương khi cần những nguồn lực/tài nguyên/yếu tố có rất ít hoặc khó tìm kiếm.

13. Hãy bàn giao những phần có thể theo từng cột mốc chính của dự án, nhờ vậy mà tiến trình sẽ có thể được đo lường dễ dàng hơn

14. Đưa ra chuẩn đánh giá, định lượng, đặc tả tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị của các chuẩn này.

15. Đừng lập thời gian biểu cho bất kỳ công việc nào có thời gian nhiều hơn từ 4 đến 6 tuần. Thay vì vậy, hãy chia nhỏ ra thành nhiều tác vụ để dễ quản lý.

16. Tiếp tục đặt ra những câu hỏi. Càng có nhiều câu hỏi, bạn sẽ càng tìm ra nhiều cách giải quyết các vấn đề hoặc khám phá ra những vấn đề đối lập với những gì đã định nghĩa ban đầu.

17. Tránh sự “cám dỗ” cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi việc – điều đó sẽ dành cho phiên bản sau của sản phẩm hoặc bộ phận dịch vụ.

18. Hãy dành thời gian dự phòng trong trường hợp xảy ra những tình huống không mong đợi hoặc những vấn đề chưa được dự tính.

19. Làm tất cả mọi thứ mà bạn có thể để giữ cho các tác vụ theo đúng lịch trình, một sự sai lầm nào đó ở đây có thể làm sa lầy dự án hiện tại

20. Luôn cảnh giác các rào cản “phong tỏa” trong quá trình dự án (roadblocks) và hãy hướng đến hoạt động chủ động (pro-active), đừng phản ứng lại chúng mà hãy giúp các thành viên trong dự án hoàn thành nhiệm vụ của họ.

21. Xem như các thành viên trong nhóm đang thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, do đó, họ sẽ không thể cố gắng liên tục để thực hiện thêm các công việc khác.

22. Đề cử ra những thành viên có thể thực thi nhiều vai trò khác nhau trong qui trình quản lý dự án.

23. Đừng để các thành viên đợi đến “sát nút” mới bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Khi đó, nếu vấn đề phát sinh, sẽ không còn thời gian trống để sửa chữa và sẽ bị trễ hạn bàn giao.

24. Hãy luôn ghi nhớ 3 lần sức ép: hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, kinh phí, mục tiêu và mong đợi của khách hàng.

25. Hãy ghi nhận lại kết quả của các dự án: xem xét lại cả nhóm làm việc và các nhiệm vụ thực thi.

NgocThuyGroup.com sưu tầm

Mỹ phẩm Oriflame khuyến mãi đặc biệt trong tháng 4.2010




NgocThuyShop.com xin trân trọng thông báo, chương trình giảm giá mỹ phẩm Oriflame đặc biệt trong tháng 4.2010 kéo dài từ ngày 19 đến 24.4.2010 như sau.

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.01 >> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.02

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.03 >> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.04  

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.05

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.06   

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.07   

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

 My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.08 

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.09 

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.10 

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.11 

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.12 

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.13 

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.14 

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.15

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

My Pham Oriflame Khuyen Mai 100416.16

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

Để biết thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Ms. Ngọc Thúy

Điện thoại: 0909 502 656

Địa chỉ: 15/33 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh (bản đồ)

Website: NgocThuyShop.com | MyPhamOriflame.vn | NgocThuyGroup.com

www.NgocThuyShop.com – Thương hiệu phân phối mỹ phẩm Oriflame số một trên mạng internet, hoạt động từ năm 2006

www.NgocThuyGroup.com – Việc làm thêm, Việc làm ngoài giờ, Cơ hội thay đổi cuộc sống hiện tại, Cơ hội làm giàu, Cơ hội kinh doanh

www.MyPhamOriflame.vn – Thư viện làm đẹp, sử dụng mỹ phẩm trực tuyến

Bọt cao râu Oriflame - North For Men - Normal Skin Shaving Foam




NgocThuyShop.com – Bọt cao râu chứa kem và công thức bảo vệ Arctic Pro giúp làm êm dịu và bảo vệ làn da nam giới. Dành cho da thường. 200ml.

North For Men - Normal Skin Shaving Foam 17358

Mã số: 17358

Giá: 149.000đ 109.000đ

(giá tháng 04/2010, xem catalogue mỹ phẩm Oriflame mới nhất)

!!! Hàng mới tháng 4/2010 !!!

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

"Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi"

NgocThuyShop.com | MyPhamOriflame.vn | NgocThuyGroup.com

Son bóng Oriflame 4 gam màu - Visions V Sparkle Collection Lip Palette - Icy Dream




NgocThuyShop.com – Son bóng với 4 gam màu dễ thương trong một hộp tiện dụng cho bạn thỏa sức lựa chọn. Tông màu nhẹ nhàng và thoáng chút lấp lánh cho làn môi thật đáng yêu. 3g.

Visions V Sparkle Collection Lip Palette - Icy Dream 17265

Mã số: 17265 (Icy Dream)

Giá: 198.000đ 149.000đ

(giá tháng 04/2010, xem catalogue mỹ phẩm Oriflame mới nhất)

!!! Hàng mới tháng 4/2010 !!!

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

"Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi"

NgocThuyShop.com | MyPhamOriflame.vn | NgocThuyGroup.com

Son bóng Oriflame 4 gam màu - Visions V Sparkle Collection Lip Palette - Hot Magic




NgocThuyShop.com – Son bóng với 4 gam màu dễ thương trong một hộp tiện dụng cho bạn thỏa sức lựa chọn. Tông màu nhẹ nhàng và thoáng chút lấp lánh cho làn môi thật đáng yêu. 3g.

Visions V Sparkle Collection Lip Palette - Hot Magic 17264

Mã số: 17264 (Hot Magic)

Giá: 198.000đ 149.000đ

(giá tháng 04/2010, xem catalogue mỹ phẩm Oriflame mới nhất)

!!! Hàng mới tháng 4/2010 !!!

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

"Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi"

NgocThuyShop.com | MyPhamOriflame.vn | NgocThuyGroup.com

Sơn móng tay Oriflame - Visions V* Sparkle Collection Nail Polish




NgocThuyShop.com – Sơn móng tay với màu sắc lấp lánh ấn tượng. Đem lại một phong cách mới cho đôi bàn tay bạn! 8ml.

Visions V Sparkle Collection Lip Palette - Hot Magic 17263

Mã số: 17263 (Silver Dream)

Giá: 85.000đ 65.000đ

(giá tháng 04/2010, xem catalogue mỹ phẩm Oriflame mới nhất)

!!! Hàng mới tháng 4/2010 !!!

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

"Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi"

NgocThuyShop.com | MyPhamOriflame.vn | NgocThuyGroup.com

Thanh phấn Oriflame - Visions V* Sparkle Collection Luminiser




NgocThuyShop.com – Thanh phấn tạo điểm nhấn chứa kem có ánh nhũ cho bạn làn da ấm áp thật quyến rũ. 5g.

Visions V Sparkle Collection Luminiser 17267

Mã số: 17345

Giá: 145.000đ 109.000đ

(giá tháng 04/2010, xem catalogue mỹ phẩm Oriflame mới nhất)

!!! Hàng mới tháng 4/2010 !!!

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

"Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi"

NgocThuyShop.com | MyPhamOriflame.vn | NgocThuyGroup.com

Kem dưỡng da mặt Oriflame - Essentials Balancing Face Cream - Dành cho da nhờn và da hỗn hợp




NgocThuyShop.com – Kem dưỡng da mặt dạng nhẹ dành cho da nhờn và da hỗn hợp. Chiết xuất cúc Catendula tự nhiên với chức năg chống oxi hoá và thanh khiết giúp cải thiện hiệu quả làn da. Vitamin E giúp bảo vệ da khỏi tác động của môi trường. Sử dụng vào buổi sáng và buổi tối. 75ml.

Essentials Balancing Face Cream 17345

Mã số: 17345

Giá: 119.000đ 79.000đ

(giá tháng 04/2010, xem catalogue mỹ phẩm Oriflame mới nhất)

!!! Hàng mới tháng 4/2010 !!!

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

"Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi"

NgocThuyShop.com | MyPhamOriflame.vn | NgocThuyGroup.com

Kem dưỡng da mặt Oriflame - Essentials Revitalising Face Cream - Dành cho da thường




NgocThuyShop.com – Kem dưỡng da mặt dạng nhẹ dành cho da thường. Chiết xuất lá holly tự nhiên có khả năg chống oxi hoá cực mạnh giúp da trông thật tươi trẻ. Vitamin E giúp tăng cường dưỡng ẩm làn da. Sử dụng vào buổi sáng và buổi tối. 75ml.

Essentials Revitalising Face Cream 17344

Mã số: 17344

Giá: 119.000đ 79.000đ

(giá tháng 04/2010, xem catalogue mỹ phẩm Oriflame mới nhất)

!!! Hàng mới tháng 4/2010 !!!

>> Mua hàng

>> Gia nhập Oriflame

"Chất lượng phục vụ là niềm tự hào của chúng tôi"

NgocThuyShop.com | MyPhamOriflame.vn | NgocThuyGroup.com

Về đầu | Liên hệ | Gia nhập Oriflame | Thông tin về Ngọc Thuý Group | Thông tin về Oriflame Việt Nam

NGỌC THUÝ GROUP

193/54 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3, Tp. Hồ Chí Minh

Tel/Fax: (08) 6299 1925

Mobile: 0909 502 656

Email: mariathuydo@yahoo.com

www.NgocThuyGroup.com | www.NgocThuyShop.com | www.MyPhamOriflame.vn

Ngoc Thuy Shop map - Ban do duong di toi Ngoc Thuy Shop

© 2008 – 2010 Bản quyền thuộc về Ngoc Thuy Group

Lưu ý quan trọng
: Khi phát lại thông tin từ website này, vui lòng ghi rõ: "Nguồn: NgocThuyGroup.com"

Related Posts with Thumbnails
 
Về đầu trang